1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Văn học
  4.  › 
  5. Tiểu phẩm - Ghi chép

Cạch đến già

26/10/2021

CẠCH  ĐẾN  GIÀ    

Tác giả: Phùng Khánh         

 

                             Nhân vật 

 

 Tư                   35 tuổi (Chồng Mai)

 Mai                 32 tuổi (Vợ Tư. Dân buôn bán)

 Bác Ba            50 tuổi (Tổ trưởng dân phố)

 

 

 

                                     Màn mở. Sân khấu đơn giản. Tủ nhỏ kê ở góc trong. Tiếng mõ

 

 

                                 cốc cốc cốc đều đặn, thỉnh thoảng điểm tiếng chuông boong... từ

 

 

                                 bên nhà bà Nga vọng sang.  

 

 

                                      Tư lục lọi tủ một hồi. Thất vọng đứng dậy. Buồn bã nhắc điếu

 

                                  cày rít nhẹ một hơi, ngửa cổ nhả khói. Gãi đầu

Tư       :       Rõ ràng mình gói cẩn thận để trong hộp này...Giờ vỏ còn. Ruột biến mất.

            Không thể tin được.... Nhà như có ma....

Mai     :       (Xuất hiện. Bộ cánh dân buôn. Vai đeo túi xách. Quát lớn): Cái gì ma?...

 

            Ma nào hả?....  Ở đâu?....         

 

Tư       :       Hôm nay về sớm thế?.. Không bán hàng à?.

Mai     :       Ngày lễ Vu lan, em đóng cửa về làm mâm cơm cúng.... Nhà bà Nga đang

            cúng. Tiếng chuông, tiếng mõ đấy...

Tư       :       Từ nãy đến giờ bị tra tấn váng cả óc....Bày.... vẽ...

Mai     :       Phỉ phui cái miệng anh... Nói thế không sợ thần linh phạt à? (Để túi xách

            lên mặt tủ).  Anh lục tủ vứt bừa bãi thế này à? Tìm gì?

Tư       :       Anh... tìm cái gói trong hộp này... (Nhặt hộp giơ lên). Chỉ còn vỏ.... Gói

             tiền mất.... Đành đi bộ thôi... Năm học mới đến nơi rồi....

Mai     :       Ai đi bộ?...

 

Tư       :       Con bé nhà mình chứ ai.  Năm học tới chuyển cấp lên lớp sáu....        

 

Mai     :       Ai chả biết nó lên lớp sáu. Thế thì sao?....

Tư       :      Trường mới cách nhà năm sáu cây số...Món tiền này anh định mua cho nó

            chiếc xe đạp.... Em lấy tiêu cái gì? Ba triệu chứ ít à?

Mai     :       Tiêu gì lát nữa anh sẽ biết.

 

Tư       :       Thì nói toạc ra nào.....            

 

Mai     :       (Ra cửa nhòm).... Vài phút nữa xe về anh sẽ rõ.

 

Tư       :       Nhập hàng à?   

 

 

 

 

                                  (Hậu trường có tiếng coi ô tô Pi...pi...pi...)

 

Mai     :      (Nói vọng ra cánh gà). Hai bác mang tất cả vào gian bên cho em....

Tư       :       Mua hàng gì mà chở bằng ô tô thế kia?

 

Mai     :       Bác tài ơi. Đợi em ra mở cửa gian thờ      (Khuất)

 

Tư       :      (Ra cánh gà ngó nghiêng). Trông kìa.Toàn đồ vàng mã. Đúng là mụ... mụ

            đồng bóng... Năm con ngựa này.... Xe Honđa này.... Ôi trời.... Cái gì mà hai

            lão khênh thế kia?...Trời...Xe du lịch mười hai chỗ. Mầu cà phê sữa như thật.

            Mình có xe ấy....Đi chơi tẹt ga....Lại cái gì nữa kia?... Biệt thự ba tầng....Thích

            thật... Năm cô chân dài. Xinh thế không biết!... Cả Tủ lạnh, ti vi 100 inh màn

            hình phẳng hiện đại.... Sướng thế. Xem bóng đá thì cứ là tuyệt cú mèo.

 

 

     :                        (Trong hậu trường:    Mai:     Cảm ơn hai bác....)

 

 

Tư       :       Cúng rằm tháng bảy sao mụ rước về lắm vàng mã vậy. Rõ là cái đồ... đồ

            đồng bóng, dở hơi... Bỏ tiền thật rước về đồ giả...Mất toi cái xe đạp....

Mai     :       (Xuất hiện). Anh bảo mất toi cái xe đạp á? Mình gửi các thứ này xuống

             biếu các cụ.... Các cụ sẽ phù hộ cho ăn nên làm ra.  Mười cái cũng có...

Tư       :       Vâng.... Hãy đợi đấy nhá.... Toi ba triệu của người ta.....

Mai     :       Phải bù thêm đấy? Nào... Anh ra đây (Kéo chồng ra phía cánh gà), Đấy

            Bên nhà bà Nga...  Mình còn thua họ xa....

 

Tư       :       Tùy từng nhà...Sao phải ganh với họ.... .                    

 

Mai     :       Phải đua chứ. Tức lắm...Ngựa bên họ ba ông. Nhà mình năm.... Hơn nhá.

            Honđa mỗi nhà đều một chiếc... Ô tô bên họ bốn chỗ. Nhà mình mười hai chỗ

            Hơn chưa?.... Các cụ các kỵ ngồi cả một chuyến về ăn tết thoải mái....Không

             phải đi mây về gió chen chúc... (Véo tai chồng). Được chưa?....

Tư       :       Ối đau....

Mai     :       Này....Anh biết nhà mình thua cái gì không?

 

Tư       ;       Gan giời.....  

 

Mai     :       Gan giời... Chỉ nói ngang... Họ hơn mình máy bay, tầu viễn dương...

 

Tư       :       Sao không mua cho.... bằng hàng xóm?                                              

 

Mai     :       Đây không tiếc tiền. Không mua vì cả họ nhà mình không ai là phi công.

            Không ai là thủy thủ.... Mua về cho ai?.... Dở hơi thế?

Tư       :       Nhà mình hơn họ hai cô chân dài ....

Mai     :       Đúng rồi. Bên họ ba. Mình năm .....

Tư       :       Gửi người đẹp xuống không sợ các cụ bà nổi tam bành à?

Mai     :      Lại nói nhăng..... Ôsin của các cụ đấy....Trước kia các cụ vất vả nuôi bọn

            mình. Giờ gửi Ôsin xuống để các cụ nghỉ ngơi. Báo hiếu các cụ đấy. Ngốc ạ.

 

Tư       :       Giá nhà mình cũng có Ôsin xinh đẹp thế kia thì anh.......                                 

 

Mai     :      Thì anh làm gì hả?...Hả?....(Véo sườn chồng).... Đừng có léng phéng...

Tư       :       Chưa chi đã nổi máu Hoạn Thư...(Ra mép sân khấu). Nói nhỏ với các bác

            nhá. Ôsin như kiều nữ thế kia.... Bố thằng nào chịu được..(Quay lại phía vợ)..

            Nếu có Ôsin em không phải chui vào bếp....Em đi du lịch cả năm. Tha hồ đi.

Mai     :       Em đi để anh ở nhà một mình hả? Dễ nghe thế.. (Véo tai chồng thật đau)

            Này.... Đừng mơ nhá. Chết với tôi... Nghe chưa?

Tư       :       (Kêu toáng lên). Ối ... Đau... Đau....  Véo đứt tai người ta rồi... Á đau.

Bác Ba:       (Trong cánh gà). Cô chú đánh nhau đấy à?.... (Xuất hiện.)

Tư       :       (Xoa tai)   Ô bác Ba tổ trưởng khối phố. Mời bác vào uống nước....

Bác Ba:       Chào cô chú...Vào rằm tháng báy mọi nhà mua nhiều vàng mã về cúng .

             Bọn tôi đi nhắc bà con chú ý không để gây hỏa hoạn khi hóa vàng.

Mai     :       Vâng ạ... Các bác yên tâm... Chúng em sẽ cẩn thận để không gây cháy...

Bác Ba:      Lễ Vu lan rằm tháng bảy là ngày con cháu báo hiếu đền đáp công ơn sâu

            nặng của tổ tiên, ông bà cha mẹ...Cũng là ngày Xá tội vong nhân. Cúng vàng

            mã ngày này cũng như ngày tết là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Nhưng nên

           cúng ít vàng mã như tiền và dăm bộ quần áo tượng trưng là đủ.......

Tư       :       Em thấy làm như bác vừa tiết kiệm, vừa không lo cháy nổ...Thế mà có

            người thuê cả ô tô chở vàng mã về như  .....

Mai    :        ( Vội bịt miệng chồng. Cướp lời). Vâng. Chỉ cần cúng ít vàng mã thôi....

            việc thờ cúng cốt ở cái tâm bác nhỉ ?...

Bác Ba:       Cô nghĩ vậy là đúng đấy....Không nên như bên bà Nga ... Ai lại rước về

             đủ thứ....Ti vi, tủ lạnh, nhà lầu xe hơi... máy bay...tầu viễn dương to đùng...

             Toàn là giấy và tre nứa.... Phải mất chục triệu đồng mới mua nổi...

Tư      :        Dại thật.... Ai lại bỏ tiền thật mang về đồ giả rồi nhận một đóng tàn tro...

            Có khi gây cháy. Sao nhà nước không ra lệnh cấm hoặc phạt hả bác?

Mai     :       Ai bảo tàn tro ? ... Đấy là tiền bạc, là vật dụng của thần linh... Của người

            dưới cõi âm... Dưới đó cũng phải có tiền tiêu... Phải có quần áo mặc. Phải có

            xe máy, ô tô đi lại...Phải có người giúp việc. Trần sao âm vậy mà....

Tư       :       Hình như.....Hình như  có mùi giấy cháy khen khét... Cả nhà ạ...

 

 

 

                                    Tiếng nổ của tre nứa cháy lốp bốp vọng tới

 

 

                                 Lát sau những tàn giấy, tàn than bay vào nhà... .

 

Bác Ba:       Bên bà Nga hóa vàng. Nguy rồi....Tàn than bay thế này khéo gây cháy....

Mai    :        Lo gì.... Nhà bê tông mà bác...

Bác Ba:       Nhà bê tông nhưng nó bén vào các thứ dễ cháy như chỗ tủ nhà mình kia.

            Đã nhiều vụ rồi. Như cháy cây xăng. Cháy rừng. Cháy xe máy, ô tô...Đều do

            tàn than khi đốt vàng mã gây ra....

Mai     :       (Hốt hoảng hét to). Ôi!...Tàn than. (Phủi vai áo).Tàn than... Đóng cửa lại

 

            Em sang đóng cửa bên gian thờ... (Chạy vội đi. Khuất).

 

 

                             Trong hậu trường tiếng kêu hỗn loạn vọng đến:

 

                                      Cháy... Cháy nhà bà Nga... Ới bà con ơi.... Cứu... Cứu ...

 

          

Bác Ba:       Tôi đến đám cháy. Chú Tư mang bình cứu hỏa đi....Mau lên....(Khuất)

 

Tư       :       (Gọi to)  Mai ơi... Bình cứu hỏa để  đâu?

 

                                          (Trong hậu trường)  Mai:   Làm gì có mà hỏi.....

 

Tư       :       Trông nhà đấy...... (Xách cái xô chạy khuất).

Mai     :       (Xuất hiện vẻ lo lắng). Hôm ấy mình không nhận bình chữa cháy. Dở hơi

            thật... Bây giờ cần đến thì không có.

 

 

                           (Tư xách xô. Bác Ba xách bình cứu hỏa, lấm lem. Xuất hiện)

 

 

Mai     :       .Xong rồi hả bác ? Em đi lấy khăn lau mặt..  ( Khuất)

 

Bác Ba:       Chú thấy không...Nhờ tổ dân phố ta có Đội dân phòng  và nhà nhà có

             bình chữa cháy nên dập ngay được ngọn lửa. Phải nói la rất nhanh.

Tư       :      Vâng... Nhanh thật.... Nếu không nhà Nga hôm nay đi đứt cái Ét Hát

Mai     :       (Xuất hiện với hai chiếc khăn). Bác và anh lau mặt...Cháy lan sang cả xe

            máy?  Chỉ hóa vàng thôi mà kinh thế á?

Tư      :        Lại chả kinh.. Đồ hàng mã toàn giấy với nan tre nứa, khô nhom. Bén lửa

            cháy ngùn ngụt . Ngọn lửa bốc cao. Tàn than bay tứ tung...Khiếp.

Bác Ba:       Tôi gọi xe cứu hỏa. Chưa đầy mười phút lực lượng cảnh sát phòng cháy

            chữa cháy thành phố đã điều xe đến... Nhanh thật....

Tư       :       Dân tổ ta dập đám cháy xong họ mới đến. Thế là các bác ấy thất nghiệp.

Mai     :       Em nhớ ngày 01 tháng 01 năm 1955 Bác Hồ bắt tay các chiến sĩ cứu hỏa

            và nói: “Năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”

Tư       :       Các bác cứu hỏa thất nghiệp là mừng. Vì ta dập xong được đám cháy.

Bác Ba:       Các cụ đã nói rồi: ”Nước xa khôn cứu lửa gần”... Quán triệt điều đó lãnh

            đạo quận ta phát động phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy và

            xây dựng tổ dân phòng. Cử người về huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy....

Tư       :       Hẳn nào mới kêu cứu mọi người đã mang theo bình chữa cháy đổ đến,

Bác Ba:       Nhờ có phong trào xã hội hóa phòng cháy chữa cháy, nhà nào cũng có

            một bình chữa cháy. Đây là biện pháp phòng cháy, chữa cháy kịp thời tại chỗ.

 

Mai     :        Vừa rồi nếu không dập lửa kịp thời  thi cháy cả xóm  rồi.   

 

Bác Ba:       Biên pháp chữa cháy tại chỗ trong các khu dân cư như của ta là tốt nhất

            Nhưng này...(Cầm cái xô giơ lên). Tôi hỏi cô chú. Bình chữa cháy nhà mình

            đâu mà chú mang cái của nợ.... thời trung cổ này đi chữa cháy hả?.

Tư       :       (Gãi tai)   Dạ...Tại vợ em đấy.... Em ngượng quá... Bác ạ...

Bác Ba:       Trước tết phường có mang đến mỗi hộ một bình kia mà...

Mai     :       Lỗi tại em. Hôm đó em không nhận vì nghĩ nhà bê tông cháy sao được.

Bác Ba:       Việc đã qua. Bỏ đi... Mai mốt cô chú phải trang bị một bình nhá....Để còn

            khoe với hàng xóm “Nhà tôi có bình chữa cháy” chứ.

Tư       :       Dạ vâng.... Mai này... Mua thêm một bình để ở cửa hàng nữa....

Bác Ba:      Tôi xin phép về...A này...Nhà mình có ít vàng mã, nhưng khi hóa phải có

            người luôn túc trực. Sểnh mắt là gây hỏa hoạn ngay. Bên bà Nga đã đót nhiều

            lại chủ quan nên mới sinh cháy... Chào cô chú. Tôi về...

Mai     :       (Vội nắm tay bác Ba). Bác đợi em chút. Chúng em muốn nhờ bác góp ý

            một việc... (Kéo chồng ra mép sân khấu nói nhỏ). Mình chót mua nhiều quá...

            Làm thế nào bây giờ?...

Tư       :       Tốt nhất nói thật với bác tổ trưỏng dân phố để bác góp ý kiến...

Mai     :       (Quay lại chỗ bác Ba). Bác ạ. Em chót mua nhiều quá. Bác sang xem rồi

 

            chỉ dẫn cho em cách hóa sao cho an toàn... Em lo lắm.     (Cả hai khuất).

 

Tư       :      Đã mất toi chiếc xe đạp. Lại mang lo vào thân.... Bây giờ mới chết..

 

 

                                (Trong hậu trường): 

                                         Mai     :  Đây. Ngần này thứ .

                                         Bác Ba:  Nhiều thế cơ à?

                                         Mai     :   Em nghĩ “Trần sao âm vậy”.

                                         Bác Ba:   Không kém bên bà Nga?

 

                                         Mai     :   Dạ...      

 

                                         Bác Ba:   Tại cô ganh đua.   Ra ngoài ta bàn

 

 

                                 ( Bác Ba và Mai  trở lại sân khấu)

 

 

 

Tư      :       (Lo lắng.Đến bên bác Ba) Bác ơi...Làm thế nào để hóa được an toàn? Em

            lo quá.

Bác Ba:       Nhiều quá.  Không kém bên bà Nga.  Chỗ này hóa không cẩn thận dễ gây

            cháy như bên ấy. Phải tìm cách hóa an toàn không để gây cháy.

Tư       :       Vâng. Báo chí đã đưa tin nhiều vụ cháy do đốt vàng mã gây ra. Sao nhà

            nước không cấm hoặc phạt hả bác?

 

Mai     :       (Lườm. Cấu vào lưng chồng). Phạt để chết à?                   

 

Bác Ba:       Chú Tư này... Không thể cấm hoặc phạt được. Từ xưa dân ta có tục cúng

            vàng mã để thể hiện sự giao tiếp của con người với thế giới siêu nhiên. Đây là

             nét đẹp văn hóa trong đời sống. Đó cũng là tín ngưỡng của người dân. Chinh

            quyền và Hội Phật giáo chỉ tuyên truyền, vận động  nhắc nhở mọi người dân

            không lạm dụng vàng mã trong thờ cúng.

Mai     :       (Bí mật dúi vào lưng chồng).  Thấy chưa....Không cấm ...

Bác Ba:      Trong dân hiện nay có tâm lý “Trần sao âm vậy” rồi ganh đua nhau. Nên

            có nhà bỏ ra hàng chục triệu đồng mua nhà lầu xe hơi, người giúp việc,ti vi, tủ

            lạnh rồi hóa gửi cho người thân, cho thần linh để cầu xin bình an, tài lộc. Việc

            này vừa lãng phí, vừa ô nhiễm môi trường,...

Tư       :       (Méo miệng véo lưng vợ).  Lãng phí chưa?... Toi chiếc xe đạp.

Mai     :       Tổ trưởng đừng mang em ra tổ dân phố phê bình nhá....

Bác Ba:       Cô Mai này...Không ai phê bình. Cúng vàng mã ít hay nhiều là quyền, là

           quan điêm của mỗi người. Chính quyền và Hội Phật giáo tôn trọng quyền tự

            do tín ngưỡng của từng cá nhân. Chỉ mong mỗi người tự xem xét việc làm của

            mình khi dùng vàng mã để cúng ở nhà cũng như ở chùa..

 

Mai     :       Dạ. ..                                              

 

Bác Ba:       Theo Hội Phật giáo việc thờ cúng chỉ cần thành tâm... Nếu thành tâm thì

             một nén nhang  hơn  hàng triệu đồng mua vàng mã đốt thành tro...lại gây hỏa

            hoạn như bên bà Nga...

Tư       :       Vừa rồi nếu không có tổ dân phòng, không có phong trào toàn dân tham

            gia phòng cháy chữa cháy thì cả xóm mình chìm trong biển lửa .

Mai     :       (Lo lắng). Vậy chỗ vàng mã kia thắp hương xong làm thế nào?

Tư       :       Khó gì. Thuê ô tô mang đổ xuống sông Hồng... Không lo cháy.

Bác Ba:       Chú làm vậy ô nhiễm nước sông...

Mai     :       Làm thế mọi thứ trôi hết ra biển. Các cụ chả được cái gì. Theo em mang

            lên sân thượng tầng bốn. Hóa ở đấy. Không lo lửa bén ra xung quanh.

Bác Ba:       Trên cao tàn than bay xa lắm... Đầu phố mình có cây xăng. Không được.

 

             (Vỗ trán ngẫm nghĩ).  Đã có cách rồi. Đợi một lát tôi quaylại.... (Khuất)

 

Tư       :       Rõ chán. Đã  toi cái xe đạp, lại mang lo nghĩ vào thân... Đúng là “Chẳng

            cái dại nào giống cái dại nào”

 

 

Mai     :      Em biết em sai rồi. Thôi em vào làm lễ. Còn hóa vàng kẻo tối.  (Khuất)

Tư       :      Nhà khép kín.... Chẳng lẽ đốt ngoài vỉa hè... Không biết bác tổ trưởng nhà

            mình có cách gì... Kìa bác ấy vác cái thùng sắt to đùng đang đến

Bác Ba:       (Xuất hiện). Đây dùng cái này hóa vàng. (Hạ thùng xuống). Cô ấy đâu?...

 Tư       :      Nhà em đang cúng. Sắp xong rồi ạ.

Bác Ba:       Sao không thấy tiếng mõ tụng kinh?...

 

Tư       :       Dạ. Nhà em sau khi nghe bác nói ngộ ra rồi., . Tự cúng lấy. 

 

Bác Ba:       Cô ấy thay đổi nhận thức về việc thờ cúng thế là mừng...Lát nữa chú cho

            vàng mã vào đây để hóa... Không sợ tàn than bay ra. Không sợ lửa bốc cao....

            Còn ô nhiễm không khí do khói thì không tránh được.

Tư       :       Em đốt ở vỉa hè được không bác? Nhà khép kín không có chỗ để đốt ....

Bác Ba:       Có cái này mình hóa vàng ở vỉa hè hay hóa trên sân thượng cũng được.

            Nhưng chú ý phải có người trông cho đến khi hóa hết nhá...

Tư       :       Vâng... Chắc từ nay mụ vợ em cạch đến già

 

Bác Ba:       Tôi về nhá... (Khuất0                                                                       

 

 

Tư       :       Em cảm ơn bác. Không biết cúng xong chưa. (Vác thùng sắt khuất)

 

         

 

                               (Sân khấu vắng lặng một lát Sau đó Tư, Mai xuất hiện.)

  

Mai     :       Anh ơi...Thoát rồi. (Gục đầu vào vai Tư). Em sợ quá..Anh có sợ không?

 Tư       :       Có nhưng ít thôi. Vì khu dân cư mình có tổ dân phòng là lực lượng chữa  

             cháy tại chỗ kịp thời nếu có đám cháy. Nên anh cũng yên tâm hơn.

Mai     :       Em vừa hóa vàng vừa run. Chỉ sợ cháy như bên bà Nga...     .

Tư       :       Sau này em đừng mua nhiều vàng mã nữa nhá.... Đã tốn tiền lại mang lo

            vào thân... Với lại nhớ là phòng cháy hơn chữa cháy.

Mai      :      Vâng.... Em hiểu rồi.  Cạch... đến... già ....

 

                                                                         Hết

 

Tác phẩm  tham gia cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH

Người Hà Nội

https://nguoihanoi.com.vn/cach-den-gia_269622.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)