1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Văn học
  4.  › 
  5. Tiểu phẩm - Ghi chép

Anh là phúc của nhà em

26/10/2021

ANH LÀ PHÚC CỦA NHÀ EM

 Tác giả: Trần Trí Trắc

  Nhân vật

Mai Hạ - Cô giáo giữ trẻ, 25 tuổi. Mẹ Hạ – 50 tuổi đã là cô giáo giữ trẻ Mạnh Tuấn – 27 tuổi CS PCCC

   THỜI GIAN, KHÔNG GIAN

Ở Hà Nội, mùa xuân, buổi sáng, tại phòng khách

của một căn hộ chung cư thời bao cấp của gia đình Mai Hạ.

  MỞ MÀN

(Nhạc và ca sinh nhật)  

 

Mai Hạ:

(Đối thoại qua điện thoại với người yêu là Thành) Anh Thành

à, anh đừng quên sáng nay là sinh nhật lần thứ 25 của em đấy.

 

(Tiếng

 

Thành):

Anh nhớ… Mai Hạ à, anh gọi điện tới em để chúc mừng em

luôn được hạnh phúc và hạnh phúc ấy không phải từ anh.

 

Mai Hạ

Anh Thành, anh bảo hạnh phúc của em không phải từ anh,

nghĩa là thế nào? Anh là chồng tương lai của em mà?

 

(Tiếng Thành):

Từ giây phút này anh không còn là người yêu của em nữa.

Anh không yêu em nữa. Hai năm chúng mình yêu nhau chỉ là nháp thôi, thử thôi. Vĩnh biệt em!

 

Mai Hạ:

Anh Thành, anh không yêu em nữa ư? Em có khuyết điểm gì

với anh đâu? Anh biến khỏi cuộc đời em dễ như vậy sao?

 

(Tiếng Thành):

Em là cô gái ngoan, tốt. Nhưng em chỉ có một khuyết điểm là nghèo thôi. Anh không thể chung thủy với cái nghèo của một cô giáo nuôi dạy trẻ được. Chào em, chào một tình yêu nghèo!

 

(Nhạc hát bài sinh nhật vang lên).

 

Mai Hạ:

Tình yêu là gì? Thơ ca, thần thoại, tiểu thuyết, phim ảnh, sân khấu… đều dùng những lời lẽ đẹp đẽ để ca ngợi nó, coi nó như là thứ đẹp đẽ nhất của nhân loại. Nhưng, hôm nay, sao tôi lại không thấy nó trong đời thực? Thời này có tình yêu chân chính không, người nghèo có tình yêu không? Tôi đã hiến dâng tất cả những gì tốt đẹp nhất của mình cho tình yêu, mà sao lại có kết quả đau thương thế này?

 

(Có tiếng gõ cửa bên ngoài).

 

Mai Hạ:

(Không để ý tới tiếng gõ cửa) Người ta nói con trai chỉ có thể

dành cho tình yêu một lúc chớ không phải là một đời. Vì, họ còn lo toan đến tiền bạc và địa vị. Thế mà những người con


 

gái chúng ta lại dại khờ dành cho họ tất cả. Chúng ta ngu quá phải không? Có đúng là khi ta dành tất cả cho họ thì cũng là lúc họ sẽ rời xa chúng ta?

 

(Tiếng gõ cửa mạnh hơn).

 

Mai Hạ:

 

Tình yêu, tình yêu ở đâu? (khóc)

 

(Tiếng gõ cửa mạnh hơn).

 

Mai Hạ:

 

Mẹ ơi! Hôm nay mẹ lại không thể gặp mặt con rể tương lai được nữa rồi. Anh ấy đã phản bội con rồi! (Khóc)

 

(Tiếng gõ cửa tiếp và Mạnh Tuấn xuất hiện).

 

Mạnh Tuấn:

(Cảnh sát PCCC, ôm bình cứu hỏa bước vào) Chào cô…

 

Mai Hạ:

Anh không thấy tôi đang đau khổ đây à, đang khóc đây à? Mà

sao anh vào đây được?

 

Tuấn:

Tôi đã gõ cửa nhiều lần và … sự thật cửa nhà cô không đóng

nên tôi mới vào…

 

Hạ:

Vào, vào, được rồi vào! Tôi hỏi anh, anh đã đau khổ như tôi bị

người yêu đá bao giờ chưa?

 

Tuấn:

Bị người yêu đá, đau khổ ư? Tôi đã từng bị và cũng từng khóc

như cô…

 

Hạ:

Anh có biết không? Hôm nay là ngày sinh nhật của tôi, thế mà

 

anh ấy nhẫn tâm đá tôi vào đúng cái ngày thiêng liêng, trọng đại của đời tôi (khóc thổn thức).

 

Tuấn:

Khóc cũng tốt, sẽ làm vơi đi nỗi đau trong lòng, nhưng cuối

cùng khóc cũng chẳng làm thay đổi được gì về một mối tình đã qua…

 

Hạ:

Đúng, không nên khóc phải không anh? Việc gì phải khóc!

 

Tuấn:

Đúng, phải cười lên, vì, may mắn ta vô tình đã bỏ được một kẻ bạc tình trong đời. Vứt được nó, rời bỏ được nó, thật là phúc

 

cho đời ta… (cười ha hả).

 

Hạ

 

Đúng, phải cười lên. (Cười to trong đau khổ và nước mắt).

 

 

Tuấn

À, xin lỗi, tôi không biết hôm nay là ngày sinh nhật của cô. Lúc này, tôi bỗng trở thành người khách không mời mà đến dự… Tôi không chuẩn bị được quà gì… À… Đây là bình cứu hỏa, tôi mang đến trao cho người hàng xóm của cô theo hợp đồng, nhưng bên đó không có ai ở nhà… Nhân tiện, nếu cô cho phép, tôi xin tặng bình cứu hỏa này là quà sinh nhật và

 

chúc cô luôn luôn được an toàn với lửa (trao bình cứu hỏa).

 

Hạ:

(Nhận và đầy ngơ ngác) Anh … anh là… là cảnh sát phòng

cháy chữa cháy?

 

Tuấn:

Vâng, tôi công tác ở quận ta.

 

Hạ:

Trông anh rất quen, rất chi là quen, gặp anh ở đâu rồi nhỉ?

 

Tuấn:

Tôi chưa gặp cô bao giờ?

 

Hạ

À… tôi nghĩ ra rồi, em đã thấy anh ở trên ti vi Hà Nội. Đúng rồi, anh đã xông vào cứu hỏa, xông vào bão lửa để cứu một

gia đình bị nạn thoát hiểm…

 

Tuấn:

Ờ… có thể… có thể…

 

Hạ:

Ôi, anh vĩ đại quá, đã giành giật với thần lửa để cứu sống bao người, không quản hy sinh… vết sẹo trên mặt, trên tay anh

đây có phải là từ những ngọn lửa?

 

Tuấn:

Không dám… chỉ là công việc thường ngày của chúng tôi thôi. Chúng tôi, những chiến sĩ PCCC đều làm như vậy cả

mà…

 

Hạ:

Anh… Người ta bảo: gặp gỡ là duyên số, còn yêu nhau là định

mệnh có phải không anh?

 

Tuấn:

Việc này… tôi không rõ lắm…

 

Hạ

Anh cảnh sát… em muốn anh giúp đỡ em một việc có

được không?

 

Tuấn:

Cô cần tôi giúp gì, xin cứ nói

 

Hạ:

Anh… giúp em… giúp em…

 

 

Tuấn

Giúp gì?

 

Hạ

Em khó nói quá…

 

Tuấn

Đứng trước người chiến sĩ công an nhân dân PCCC, không có

gì phải e ngại cả. Xin cô cứ nói. Tôi lắng nghe đây.

 

Hạ

(Nghẹn ngào đầy nước mắt) Anh… anh hãy chữa cháy cho em!

 

Tuấn:

Chữa cháy cho cô?

 

Tuấn:

Vâng, Chữa cháy cho em!

 

Tuấn:

Cô cháy? Cháy ở đâu?

 

Hạ:

 

Ở đây (chỉ vào tim mình)!

 

Tuấn:

Cô có tính hay đùa?

 

Hạ

Em không đùa đâu?

 

Tuấn:

Chữa cháy cho trái tim? Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ chữa cháy cho tài sản vật chất của nhân dân, chứ chưa chữa cháy cho trái

tim con người…

 

Hạ:

Trái tim con người cũng là vật chất và mang nỗi đau tâm hồn.

Em van anh, anh cứu được mà…

 

Tuấn :

Tôi không hiểu, cứu thế nào, cứu bằng cách gì bây giờ?

 

Hạ

Anh sẽ hiểu, hãy nghe em nói rồi anh sẽ hiểu. Mẹ em trước đây cũng làm cô giáo dạy trẻ, mẹ em mới 50 tuổi thôi, nhưng đã nghỉ mất sức, vì trái tim của mẹ em phải cắm những 5 cái stent. Mẹ em không thọ được lâu nên bố em đã bỏ mẹ em để đi với người phụ nữ khác. Tài sản duy nhất và quí giá nhất của em hiện giờ là mẹ. Hôm nay, sinh nhật của em, em đã hứa đưa người yêu đến ra mắt, để mẹ yên tâm về em. Nhưng… người tình bội bạc ấy đã đá em, sẽ không đến. Mẹ em biết việc này, thì trái tim mẹ sẽ vỡ tan tành. Em không muốn tội lỗi với mẹ,

không muốn mẹ chết… (khóc nức nở).

 

Tuấn:

Câu chuyện rất cảm động và rất đáng thương…

 

Hạ

Nên anh… hãy dũng cảm hy sinh để chữa cháy cho em!

 

 

Tuấn:

Chữa cháy cho cô, bằng cách nào?

 

Hạ:

Anh hãy dũng cảm hy sinh, coi như người yêu của em, tức là anh ấy, đến dự sinh nhật em, ra mắt mẹ em, để mẹ em được

sống vui trong trái tim bình an và với 5 cái stent của mình.

 

Tuấn:

Ý cô là, tôi sẽ đóng vai người yêu của cô?

 

Hạ:

Vâng.

 

Tuấn:

Nhỡ anh ta lại đến thì sao?

 

Hạ

Anh ta sẽ không đến!

 

Tuấn:

Nếu đến?

 

Hạ:

Không thể đến. Anh ấy đã vĩnh biệt em rồi, đã chết trong em

rồi. Nếu có đến thì chỉ là bóng ma mà thôi…

 

Tuấn:

Tôi là chiến sĩ cảnh sát PCCC, chứ không phải là nghệ sĩ, tôi

không biết đóng kịch…

 

Hạ:

Anh thấy em đang cháy, mẹ em đang cháy, anh không chịu

cứu cháy hay sao?

 

Tuấn:

Nhưng việc này…

 

Hạ:

Em hỏi anh nhé, anh đã bị người yêu đá?

 

Tuấn:

Đã! Cô ấy chê tôi nghèo, không thể là bờ vai vững chắc cho cô

ấy ngả đầu!

 

Hạ:

Anh đã từng ra mắt bố mẹ cô ấy?

 

Tuấn:

Đã.

 

Hạ:

Thế thì, ngày ấy anh ra mắt thế nào, thì hôm nay anh cũng ra

mắt kiểu như vậy mà.

 

Tuấn:

Hai hoàn cảnh, hai đối tượng khác nhau. Không được!

 

Hạ:

Không được cũng phải được. Anh không chữa cháy cho em thì hai mẹ con em đều chết đấy. Kìa, mẹ em đã đi chợ về kia rồi…

 

(Cả 2 lo lắng, lúng túng chuẩn bị cho vai kịch của mình).

 

 

Mẹ Hạ:

(Đi chợ về, không để ý tới Tuấn và nói chuyện với Hạ) Giá thịt lợn hôm nay lại tăng. Một mớ cải cúc mà tới 15 ngàn đồng. Đặc biệt, người của công ty vệ sinh nhặt được một bé sơ sinh

ở đống rác, kiến bâu đầy. Đúng là vô lương tâm quá!

 

Tuấn:

Cháu chào bác ạ.

 

Mẹ:

Ồ, anh đã đến đấy à? Gớm anh làm con gái tôi tối qua trằn trọc

không ngủ được, sợ anh bận việc không tới.

 

Hạ:

Anh ấy đến từ lúc mẹ đi chợ kìa. Anh ấy tặng con quà sinh

nhật bằng cái bình cứu hỏa này đấy.

 

Mẹ:

Thế thì tốt quá, nhà này mấy lần đi mua mà cứ không mua được. Quà gì cũng không bằng bình cứu hỏa này đâu con ạ. Ơ

này, khí không phải, tôi trông anh cứ quen quen quá?

 

Hạ:

Mẹ quen anh ấy ở trên ti vi Hà Nội đấy. Anh ấy đã cứu hỏa,

cứu sống bao nhiêu người mà.

 

Mẹ:

À, ừ, đúng rồi, tôi đã xem tivi mấy lần, anh dũng cảm quá.

 

Hạ:

Cảnh sát PCCC nào mà chẳng dũng cảm. Quan trọng là anh ấy

đẹp trai không cơ. Mẹ đánh giá anh ấy thế nào?

 

Mẹ

(Ngắm nhìn) Mặt có vết bỏng những vẫn đẹp trai, phi phàm,

hiền lành, kiên nghị và rất tin yêu…

 

Hạ:

Mẹ khen nhiều quá, con gái mẹ bị lép vế rồi.

 

Mẹ:

Lép vế mà vẫn được người ta yêu quí là có duyên rồi. Tình yêu nào cũng ăn nhau bởi cái duyên con ạ. Anh thấy không, cuộc sống hôm nay đầy vẻ sợ hãi. Nào sợ mất việc làm, sợ ra đường bị tai nạn giao thông, sợ ngộ độc thức ăn, sợ ô nhiễm môi trường, sợ mua hàng giả, sợ con đua đòi hư hỏng… thế mà anh không sợ chết đã dũng cảm cứu bao mạng sống khỏi bão lửa, lại không sợ yêu con gái tôi nghèo, không quyền thế… Đúng là anh đáng trọng lắm sao? Người ta bảo sống vì

mọi người là đức phật đấy. Anh có tâm phật rồi.

 

 

Hạ:

Anh nói gì đi chứ, cứ đúng đực ra thế?

 

Tuấn:

À… thưa bác… thưa bác…

 

Hạ:

Sao lại thưa bác, mẹ em không đáng để anh gọi mẹ hay sao?

 

Tuấn:

À vâng… thưa…. Thưa mẹ… Mẹ khỏe chứ ạ?

 

Mẹ:

Trái tim tôi cắm 5 stent, những vẫn sống, hôm nay thấy anh

 

đến là tôi vui lắm… (khóc cảm động)

 

Hạ:

Mẹ, sao mẹ lại khóc?

 

Mẹ:

Anh ạ, tôi chỉ có một mụn con gái, 25 tuổi rồi vẫn chưa có mảnh tỉnh vắt vai. Tôi thì bệnh tật chẳng biết sống chết lúc nào… Hôm nay, anh đến, tôi vui lắm, yên tâm rồi… Trời có mắt đấy. Tôi không hỏi bố mẹ gia thế nhà anh, vì, mẹ con tôi không chọn gia thế, mà… anh là cảnh sát PCCC là đủ chuẩn rồi, tin rồi, đáng yêu rồi. Tôi cũng không hỏi tên anh là gì, có thủy chung với con gái tôi không? Vì, đã thấy anh ở trên tivi lăn vào biển lửa, đã quên mình cứu bao mạng sống là quá trân trọng anh rồi. Nhà tôi có phúc đẻ con gái được làm bạn với

anh rồi (cảm động)… Tôi đi vào bếp, anh ngồi uống nước…

 

Tuấn:

Để con vào giúp bác.

 

Mẹ:

 

Không cần đâu. Anh là khách quí mà, ai lại thế (vào)

 

Hạ:

Anh yên tâm, mọi thứ em chuẩn bị xong cả rồi. Anh giúp em

bầy bàn tiệc đi.

 

Tuấn:

(Vừa kê bàn, sắp xếp vừa nói chuyện) Đóng kịch như vậy

được chưa?

 

Hạ:

Chưa được.

 

Tuấn:

Còn làm gì nữa?

 

Tuấn:

Phải hôn nhau nữa.

 

Tuấn:

Hôn nhau? Thế thì khó quá.

 

Hạ:

Tình yêu là phải hôn nhau. Người ta bảo nụ hôn là biên giới

của tình bạn chuyển sang tình yêu mà?

 

 

Tuấn:

Nhưng, chúng ta… có phải tình bạn và tình yêu đâu?

 

Hạ:

Thì ban nãy em đã hỏi anh rằng: gặp nhau là duyên số kia

mà…

 

Tuấn:

Đúng là có cái duyên số thật. Nhưng nếu hôn em thì em bị thiệt thòi quá. Những người lính cách mạng bọn anh không

cho phép thế, không có nhân cách hôn bừa như thế.

 

Hạ:

Miễn mẹ em vui, mẹ em sống. Mẹ em đã hy sinh trông đợi em nhiều. Em tiếc gì một nụ hôn với người tốt nhất trên đời này như anh. Anh cứ hôn em tự nhiên đi. Mẹ em ở trong bếp vẫn theo dõi tình cảm của anh đối với em đấy. Không thấy anh hôn

em là mẹ em buồn đấy (nghẹn ngào).

 

Tuấn:

Tôi… tôi…

 

Hạ:

 

Anh đang giúp em chữa cháy kia mà. Xin lỗi anh, em hôn anh, hôn người chiến sĩ PCCC dũng cảm của quận ta. (Lao vào ôm

 

và hôn rất nồng nhiệt)

 

Mẹ:

(Mang bánh sinh nhật ra, thấy họ hôn nhau) Thời tiết hôm

nay đẹp thật, đúng là mùa xuân con nhỉ?

 

Hạ:

Mẹ thì bao giờ chẳng mê một mùa xuân.

 

Tuấn:

Mẹ nói đúng, mùa xuân hôm nay đẹp thật. Mẹ ơi, con muốn

nói với mẹ một điều quan trọng ạ.

 

Mẹ:

(Gạt đi) Nói gì, nhắt nữa ngồi vào bàn hãy nói, bây giờ mẹ

 

đang bận (vào bếp).

 

Hạ:

Anh định nói gì?

 

Tuấn:

Tôi muốn nói thật với mẹ là tôi không phải là người yêu của

cô, mà là chiến sĩ công an PCCC của quận ta.

 

Hạ:

Ai cần anh nói thật. Nhiều khi nói thật lại là tội lỗi đấy. Mẹ đã

nhìn thấy anh hôn em mà?

 

Tuấn:

Đấy là cô hôn tôi, chứ tôi có hôn cô đâu?

 

 

Hạ:

Ai phân biệt được nụ hôn đó là do anh hay do em kia chứ? Anh bảo không hôn em, sao môi anh mềm mỏng như vậy, lưỡi

anh đánh đu trong miệng em dịu dàng, ngọt ngào như vậy?

 

Tuấn:

À, đấy là nụ hôn của nghệ sĩ đóng kịch mà, phải như thật chứ,

Bây giờ cần phải nói thật với bác.

 

Hạ:

Thế thì anh giết em đi rồi nói thật với mẹ em rằng: anh không

biết chữa cháy đâu!

 

Tuấn:

Anh là cảnh sát PCCC, biết chữa cháy mà. Anh chỉ nói thật về

hôn em, để mẹ khỏi chê trách nhân cách của người lính PCCC thôi.

 

Hạ:

Thế em hôn anh thì nhân cách của em là tầm thường, hư

đốn ư?

 

Tuấn:

Không phải thế, tôi không nghĩ thế.

 

Hạ:

Nhân cách của người lính PCCC rất cao thượng, rất vĩ đại, và

 

em có quyền đại diện cho nhân dân được hôn nhân cách thần tượng của các anh. (Ôm hôn nồng nhiệt)

 

Mẹ:

(Bê mân bát ra) Hôm nay mùa xuân mà tôi cứ thấy nóng hầm

hập như mùa hè ấy.

 

Hạ:

Vì mẹ ở trong bếp…

 

Tuấn:

Mà ở bếp thì có lửa, nên nhiệt độ ở trong bếp cao hơn ở ngoài

phòng này mẹ ạ.

 

Mẹ:

 

Đúng là cảnh sát PCCC có khác, nói câu nào đúng câu ấy (vui

 

vẻ vào bếp)

 

Hạ:

Nói câu nào đúng câu ấy… (cười khúc khích) Anh tên là gì?

 

Tuấn:

Là Mạnh Tuấn, còn tên cô?

 

Hạ:

Tên em là Mai Hạ, tức là ngay mai sẽ mùa hè. Mùa hè thì có nhiều nắng và khi có nhiều nắng thì hoa sẽ nở, đúng

không anh?

 

 

Tuấn:

Ừ, nhiều nắng thì hoa sẽ nở, đúng thật, hay thật cô làm

nghề gì?

 

Hạ:

Em làm nghề nuôi dạy trẻ, giống nghề của mẹ em khi xưa.

 

Tuấn:

Một nghề rất cao cả, nhân đạo, nhân ái, nhân tình…

 

Hạ:

Nghề PCCC của các anh mới là cao cả, nhân đạo, nhân ái,

nhân tình hơn.

 

Tuấn:

Nghề của cô là nghề lo cho tương lai một dân tộc

 

Hạ:

Nghề của anh là nghề lo cho an bình của một dân tộc. Nghề đó

đòi hỏi người chiến sĩ phải dũng cảm hy sinh mình…

 

Tuấn:

Nghề của cô cũng đòi hỏi lòng kiên trì, bao dung và hy sinh

lớn cho mầm non đất nước… thật cao quí!

 

Hạ:

Nghề của anh cao hơn!

 

Tuấn:

Nghề của cô cao hơn!

 

Hạ:

Không, nghề của anh cao hơn!

 

Tuấn:

Không, nghề của cô cao hơn…

 

Mẹ:

(Bên trong vọng ra) nghề nào cũng cao quí cả. Các con hãy

thắp nến lên, chuẩn bị ngồi vào bàn…

 

Tất cả:

Vâng ạ.

 

Hạ:

Trước khi ngồi vào bàn, em chân thành cám ơn anh đã chữa

cháy cho tình em hôm nay…

 

Tuấn:

Đừng nói nặng lời thế Mai Hạ!

 

Hạ:

Sau sinh nhật hôm nay, anh còn đến nhà em nữa không?

 

Tuấn:

Còn nghề PCCC tôi còn đến mà!

 

(Bên trong tiếng mẹ kêu: Cháy, cháy, cứu, cứu…)

 

Hạ:

 

Kìa cháy rồi, bếp cháy rồi (lao vào bếp).

 

Tuấn:

 

(Ôm bình chữa cháy lao vào – Ngọn lửa rừng rực, tiếng kêu cứu ồn ào và rồi ngọn lửa tắt. Mọi người chạy ra thở hổn

 

hển).

 

 

Tuấn:

Bếp chứa nhiều vật dụng, bắt cháy quá!

 

Hạ:

Toàn đồ chơi của các cháu đó.

 

Tuấn:

Phải sắp xếp lại tất cả. Mẹ ơi không nên cắm nhiều phương tiện dùng điện vào một ổ, dễ chập, cháy lắm. Đặc biệt mẹ phải mở cửa hậu thoát nạn, may mà mới chập mạch điện, có bình

cứu hỏa dập luôn, không… thì chết cả nhà!

 

Mẹ:

Anh nói đúng, mai tôi sẽ làm luôn! Anh đúng là phúc của

nhà tôi.

 

Tuấn:

Mai con sẽ đến giúp gia đình ta để phòng cháy, mới được!

 

Mẹ:

Hạ, con cầu nguyện rồi thổi nến đi!

 

Hạ:

(Hỏi Tuấn) Mai anh sẽ đến với em không?

 

Tuấn:

Tôi đã nói đến là… tôi sẽ đến!

 

Hạ:

Anh đã chữa cháy cho tình em, cho nhà em. Anh là phúc của nhà em, nên em cầu nguyện…. : ước gì mai anh không đến

em, mà là về với em!

 

Tất cả:

 

Zô..ô ô… zô (3 người nâng cốc chúc hạnh phúc!)

 

(Nhạc – hát bài sinh nhật vang lên màn từ từ khép lại…)

 Hết

Tác phẩm tham gia “Cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng cảnh sát PCCC & CNCH”

Người Hà Nội

https://nguoihanoi.com.vn/anh-la-phuc-cua-nha-em_269623.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)