1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Văn nghệ
  4.  › 
  5. Văn hóa

Trở về tích Vu lan với chương trình ơn nghĩa sinh thành

30/08/2021
Vượt qua một chương trình nghệ thuật đơn thuần, “Ơn nghĩa sinh thành” trở thành một chương trình tình cha nghĩa mẹ nhân văn, lấy đi nước mắt của hàng triệu con người Việt Nam, đánh thức cõi sâu thẳm nhất trong tâm can của mỗi người về chữ “Hiếu” mà họ dành cả đời để suy ngẫm.

Đã 04 năm trôi qua kể từ ngày chương trình Ơn nghĩa sinh thành đầu tiên lên sóng truyền hình Quốc gia, không ai có thể hình dung, những thứ vốn dung dị lại là thứ dễ chạm tới trái tim, cảm xúc của con người đến thế. Không bóng bẩy, cầu kỳ, chỉ là chúng được xây dựng từ những chất liệu đời thường chứa đựng tâm sự của một người đạo diễn sớm mất cha, mất mẹ từ nhỏ, bao năm nay vẫn mòn mỏi đi theo đạo hiếu. Có lẽ bởi vậy, cứ mỗi mùa Vu lan về, khán giả cả nước lại đón chờ chương trình của anh. Với tư cách là một người theo dõi chương trình của anh trong nhiều năm liền, bản thân tôi nhận thấy đây là một chương trình cần lan tỏa sâu rộng hơn nữa, nhất là khi đặt nó trong bối cảnh “giành giật” sự sống mỏng manh giữa đại dịch Covid-19.

Trở về tích Vu lan với chương trình ơn nghĩa sinh thành

Đạo diễn Mai Thanh Tùng là cái tên nổi tiếng với các chương trình nghệ thuật nhân văn, có sức lan tỏa rộng lớn như Ơn nghĩa sinh thành, Tết quê hương, Thương lắm miền Trung,... Các chương trình do anh đạo diễn đều mang một dấu ấn cá nhân riêng, thể hiện sự tử tế, nhân văn trong từng hoạt động.
 

Sự tích Vu lan báo hiếu

Tương truyền từ thời Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, trong số 10 đại đệ tử của ngài có một tôn giả tên là Mục Kiền Liên. Sau này Mục Kiền Liên thoát khỏi nghiệp sinh tử và có trong tay pháp lực thần thông cao cường. Trước khi Mục Kiền Liên tu thành chính quả, mẹ của ông đã mất.

Ở dưới trần, cha của Mục Kiền Liên là người hay giúp đỡ những người nghèo khổ, thương xót cho số phận của những kiếp người lầm than. Mỗi tuần ông lại tổ chức buổi phát tiền, gạo cho những người nghèo. Mẹ của Mục Kiền Liên nổi tiếng là độc ác, tham lam, chuyên bắt nạt người làm, không trả lương thậm chí ra tay đánh họ không thương tiếc. Sau khi cha của Mục Kiền Liên qua đời, bà càng quá quắt hơn. Bà ra lệnh gia trang họ Mục từ bây giờ không ban phát lương thực cho người nghèo như trước nữa. Khi qua đời, mẹ của Mục Kiền Liên trở thành quỷ đói và bị đẩy vào địa ngục.

Sau khi đắc đạo, trong khi đang dùng thiên nhãn để nhìn vào địa ngục xem các loại quỷ thực hiện hình phạt, Mục Kiền Liên bỗng nhớ tới mẹ. Ông bèn đưa mắt tìm kiếm mẹ của mình, thấy bà bị giam hãm, treo ngược trong ngục, thân hình tiều tụy, gầy như bộ xương, Mục Kiền Liên thương xót  mẹ vô cùng. Ông dùng phép đưa bát cơm mang đến gần mẹ nhưng bát thức ăn vừa được đưa sát miệng bỗng hóa thành tro bụi. Mục Kiền Liên đành chịu bất lực. Ông đi bái kiến và thuật lại chuyện của mình cho phật Thích ca nghe. Cảm động trước hiếu đạo làm con của Mục Kiền Liên, phật Thích ca đã chỉ cho ông cách giải cứu mẹ mình giải thoát được quỷ đói và siêu tăng. Theo đó, vào ngày rằm tháng bảy, Mục Kiền Liên chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và nước sạch để cúng đường chư tăng, cùng trăm thứ hoa quả để chư tăng thành tâm trú nguyện cho thân mẫu. Phật pháp từ bi cứu người và chúng ngã quỷ thoát khỏi chúng luân hồi.

Tưởng nhớ lòng hiếu thảo của Mục Kiền Liên, tín đồ phật giáo hằng năm ngoài làm lễ xá tội vong nhân để cúng chúng sinh, họ còn tổ chức ngày Vu lan rất lớn báo hiếu cha mẹ của mình. Mọi người thường cài bông hoa hồng trên áo: Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời; Bông hồng màu hồng cho những ai còn mẹ, mất cha; Bông hồng màu trắng cho những người kém may mắn khi không còn và mẹ trên đời.

Thêm một mùa lễ báo hiếu về là thời điểm để mỗi người con trong gia đình, dòng tộc đoàn viên, thắt chặt thêm sợi dây tâm linh, tưởng nhớ người đã khuất để những người còn nơi dương thế yêu thương nhau hơn, để những người con có cơ hội báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục.  Đây cũng chính là mạch nguồn thôi thúc đạo diễn trẻ Mai Thanh Tùng dành trọn tâm sức để thực hiện một chương trình để đời mà sau này “Ơn nghĩa sinh thành” đã trở thành chương trình nhân văn, hướng thiện, lay động trái tim hàng triệu người Việt Nam do anh nắm giữ bản quyền.
 

Ơn nghĩa sinh thành – Giá trị giáo dục nhân văn bền vững

Những người làm cha, làm mẹ khi sinh con ra đều mong muốn những đứa con của mình trở thành người thành đạt, có một chỗ đứng nhất định trong xã hội. Bên cạnh những người con “làm tròn đạo hiếu” phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già sức yếu, ở đâu đó vẫn còn nhiều những hoàn cảnh bị chính những người con của mình đùn đẩy trách nhiệm, phải sống một cuộc sống buồn tủi đến cuối đời. Ơn nghĩa sinh thành hay những câu chuyện về tình cha nghĩa mẹ như đã đánh thức lương tri của mỗi con người: Đời người vốn là cõi tạm. Hãy yêu thương, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ nhiều hơn khi còn có thể để không phải chạm tới cảm giác tim thắt lại, đau đớn vì chưa kịp làm được điều gì gọi là “báo hiếu”.

Cứ thế, trong nhiều năm qua, mỗi mùa Vu Lan về, Mai Thanh Tùng lại tất bật với vai trò tổng đạo diễn của chương trình Ơn nghĩa sinh thành được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch. Đây không đơn thuần là chương trình nghệ thuật, mà còn là câu chuyện về tình cha nghĩa mẹ với những ca khúc sâu lắng, giàu cảm xúc, ngợi ca công ơn dưỡng dục sinh thành, góp phần gìn giữ những giá trị nhân bản trong truyền thống của người Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn. Đạo diễn Mai Thanh Tùng ngậm ngùi chia sẻ: “Chương trình Ơn nghĩa sinh thành là tâm huyết, là tấm lòng tri ân của tôi gửi tới bố mẹ đã khuất, cũng là nói hộ tiếng lòng của những người con với các bậc sinh thành”.

Trở về tích Vu lan với chương trình ơn nghĩa sinh thành

Từ năm 2017-2019, Chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” do Mai Thanh Tùng làm tổng đạo diễn tổ chức tại Hà Nội đã tạo được tiếng vang lớn.

Hai năm qua, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chương trình Ơn nghĩa sinh thành đã không thể tổ chức. Biết là sẽ khiến khán giả cả nước chờ đợi, đạo diễn Mai Thanh Tùng đã rất buồn nhưng đành phải chấp nhận. Anh hứa hẹn “Một mai kia hết dịch chắc chắn tôi và anh em nghệ sĩ sẽ tiếp tục cống hiến, tiếp tục thực hiện sứ mệnh mang đến cho đời những chương trình nghệ thuật nhân văn và ý nghĩa...”.

Trong một lần về thăm lại căn nhà xưa, nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Cha mẹ không còn nữa, chỉ có những kỷ niệm ùa về và vài câu thơ tự sự đã được anh viết lên và khéo léo phổ thành nhạc với tựa đề “Tiếng gọi mẹ cha”. Tác phẩm thành hình nhanh chóng nhưng là sự chất chứa nỗi niềm trong hơn 40 năm cuộc đời của một người con cao đạo, trong gian khó, đi qua gian khó nhưng luôn sống với nhau đậm tình người cao cả. Anh mong muốn “Những đứa trẻ cần hơn sự giáo dục đầy đủ ngay từ hôm nay để con cảm nhận được tầm quan trọng của hai chữ gia đình và nghĩa sinh thành thiêng liêng của nó”. Với anh niềm khao khát về một thế hệ trẻ có đủ đức, đủ tài luôn sống tử tế, hiếu đạo trọn một đời luôn rực cháy trong tim.

Người Hà Nội

http://nguoihanoi.com.vn/tro-ve-tich-vu-lan-voi-chuong-trinh-on-nghia-sinh-thanh_267971.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)