1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Hà Nội
  4.  › 
  5. Tin tức Hà Nội

Phố Hoàng Đạo Thúy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

05/11/2019
Phố Hoàng Đạo Thúy dài 1.100m, rộng 40m. Từ đường Lê Văn Lương qua khu chung cư 17 tầng của khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng.

Phố Hoàng Đạo Thúy dài 1.100m, rộng 40m.

Từ đường Lê Văn Lương qua khu chung cư 17 tầng của khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đến đường Trần Duy Hưng.

Nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Tên phố mới đặt tháng 8/2005.

Hoàng Đạo Thúy (1900 – 1994), nguyên quán ở thôn Kim Lũ, thường gọi là làng Lủ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, thuở nhỏ học tại Trường Bưởi (Hà Nội) làm giáo viên tiểu học Trường Sinh Từ vào những năm 1925. Ông đã sáng lập Tổ chức hướng đạo sinh là một tổ chức xã hội tập hợp lực lượng thanh thiếu niên và giáo dục tinh thần yêu nước trau dồi thể lực, là lực lượng nòng cốt của phong trào thể dục thể thao của thế hệ thanh niên Việt Nam trước cách mạng.

Năm 1940 ông là thành viên Ban biên tập báo Thanh nghị, phụ trách các vấn đề giáo dục, văn hóa, hướng dẫn thanh niên theo phương pháp hướng đạo. Cũng trong thời gian này, ông đã tham gia hoạt động trong phong trào truyền bá Quốc ngữ, phong trào cứu tế xã hội ở miền Bắc, là hội viên Hội Tân Việt. Tháng 6/1945 ông là đại biểu Quốc dân Đại hội Tân Trào.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông gia nhập quân đội được phong quân hàm đại tá (1958). Ông đã từng giữ các chức vụ: là Cục trưởng đầu tiên của Cục Thông tin liên lạc Bộ Quốc phòng, Giám đốc trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Giao thông dân binh, Cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu, Trưởng ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1962, ông chuyên ngành sang Ủy ban Dân tộc Trung ương. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I và II.

Ngoài một thủ lĩnh hướng đạo, nhà giáo, nhà quân sự… ông còn là một nhà văn có uy tín trong làng văn. Một số tác phẩm của ông gồm: Hướng đạo sinh (1929), Bác Hai Bền (1941), Trai nước Nam làm gì? (1943), Nghề Thầy (1944), Ông cha đánh giặc thế nào? (1959), Phố phường Hà Nội xưa (1974), Lên đường hạnh phúc (1985), Đất nước ta (1989)…

Các tác phẩm ông viết về Hà Nội đã được tặng giải thưởng Thăng Long của Thủ đô Hà Nội.

Theo TĐĐP Hà Nội/Người Hà Nội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)