1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Giải trí
  4.  › 
  5. Thể thao

Vụ chậm mở di chúc thừa kế tại Công ty CP Dược phẩm QD-MELIPHAR: Di nguyện của người đã khuất cần nhanh chóng được thực hiện

24/10/2017
Thời gian qua, rất nhiều tờ báo đưa tin về việc chậm mở di chúc của thừa kế tại Công ty CP Dược phẩm Meliphar ở TP. Hà Nội. Theo di chúc, ban lãnh đạo mới là những người chỉ được hưởng một phần lợi tức của nhà máy, nhưng họ lại chậm mở di chúc để thực thi pháp luật, mà tự thay đổi giấy phép kinh doanh khiến mọi việc trở nên rối ren hơn.

Trong quá trình tìm hiểu, nhóm PVPL đã phát hiện ra những sự thật của những người đứng sau giật dây, hòng chiếm đoạt nhà máy, chiếm đoạt tài sản của nhà sáng lập để lại cho con, cháu.


Ông Nguyễn Quốc Dũng (Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Dược Phẩm QD-Meliphar) lúc còn sống đã tính toán sâu xa bằng cách lập di chúc, cho những người còn sống vận hạnh để nhà máy mang tên mình QD-Meliphar trường tồn mãi mãi. Mục đích cuối cùng là để giao cho con cháu quản lý, nên ông yêu cầu mọi người trong công ty phải duy trì, đảm bảo số cổ phần phủ quyết trên 65%.
Số cổ phần này tuyệt đối không được giao dịch, chuyển nhượng, mua bán, cầm cố… Điều này chứng tỏ tư duy, suy nghĩ của ông Dũng là muốn đóng góp, để lại thành quả cho đời. Dù ông Dũng mất vào ngày 1/7/2017, nhưng vẫn còn nắm giữ 3.499.000 cổ phần trong Công ty QD-Meliphar tương ứng 34 tỉ 933 triệu đồng, chiếm 99,98% vốn điều lệ.


Bà Nguyễn Thị Bích Nhung (con ruột của ông Dũng) đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu xuống nhà máy đề nghị bà Nguyễn Thị Thư, Giám đốc mới của công ty công khai, minh bạch các hoạt động kinh doanh cho toàn thể cán bộ, nhân viên và gia đình được rõ.
“Bởi trong di chúc, bố tôi có chia cổ phần cho cán bộ, công nhân nhà máy, nhưng họ chỉ được quyền hưởng cổ tức, chứ không có quyền định đoạt di sản là cổ phần của bố tôi. Di chúc ghi rõ những người được hưởng thừa kế không có quyền cầm cố, thế chấp, nhận đặt cọc, bảo lãnh hay chuyển nhượng, tặng cho cổ phần này. Vì vậy chúng tôi yêu cầu bà Thư nhanh chóng thực hiện di nguyện của bố tôi, nhưng mọi người vẫn không thực hiện”, bà Nhung cho biết.


Một cán bộ nhà máy Công ty QD-Meliphar cũng cho rằng: “Người sáng lập ra Công ty QD-Meliphar rất quan tâm công nhân, yêu thương chia sẻ với gia đình cán bộ, nhân viên bằng cách cho mọi người được hưởng quyền lợi, chỉ là cổ tức khi nhà máy kinh doanh có lợi nhuận. Còn quyền kiểm soát nhà máy phải thuộc về con, cháu của người đã khuất. Ai mà như chị Thư, cố tình kéo dài thời gian không chịu công khai mở di chúc, phân chia rạch ròi mọi quyền lợi cho các bên thưa kế rồi mới thay đổi giấy phép kinh theo đúng quy định của pháp luật”.


Vì sao bà Thư (hiện là Giám đốc công ty) có những động thái rất khó hiểu để không thực hiện di chúc theo luật định? Ai sẽ chịu trách nhiệm trước khi di chúc được khai nhận hợp pháp? Các khoản tiền từ tài khoản cũ, rồi những hợp đồng mới sẽ được công khai, minh bạch ra sao khi di chúc chưa được khai nhận? Tất cả những câu hỏi trên cần được ban giám đốc Công ty QD-Meliphar  mới trả lời cho những người được thừa kế di chúc và toàn thể cán bộ nhân viên nhà máy và gia đình được biết trong thời gian sớm nhất.


Bà Thư còn nói các con của ông Dũng không còn liên quan gì đến nhà máy. Trong khi di chúc nói rõ nhà máy phải trả cho các công ông là Nguyễn Trọng Việt và Nguyễn Thị Bích Nhung (tức Hương) mỗi tháng 40 triệu đồng nhưng vẫn chưa thực hiện.
Theo đánh giá khách quan thì vị luật sư tư vấn để thành lập bản di chúc này đã không trung thực về nghề nghiệp của mình. Trong bản di chúc này có rất nhiều điều khó hiểu, thậm chí là làm sai đến nỗi không thể thực thi theo qui định của pháp luật. Đáng chú ý, sự ra đời của bản di chúc này có sự liên quan đến những người thân trong gia đình.


Bà Nhung cho rằng: “Vì những đồng tiền mà một số cán bộ nhà máy đã gây bức xúc, uất ức và quay ngoắt với gia đình tôi. Một số người thân thì bán rẻ lương tâm, cấu kết với giám đốc nhà máy hòng chiếm đoạt tiền thừa kế hợp pháp trong ngân hàng, đòi chia cả nhà máy QD-Meliphar và các tài sản khác. Đạo đức của họ đã xuống cấp trầm trọng. Họ chỉ chăm chăm nhìn vào đồng tiền, xâu xé tài sản của người đã chết là việc làm thất đức”.


Một số người khác trong gia đình còn khằng định, những người thân trong gia đình đã có tính toàn từ trước nhằm mục đích đòi phân chia tài sản tài sản của ông Dũng để lại, kể cả số tiền gửi tiết kiệm mà ông Dũng di chúc cho các con cháu. “Tàn nhẫn với cháu mình thì quả là bất nhân, thất đức. Lẽ ra tình người, tình ruột thịt, “ một giọt máu đào hơn ao ước lã”, chứ không thể chèn ép, cư xử tàn mạt với cháu của mình như vậy”, một người trong dòng họ cho biết.


Theo thông tin từ gia đình, ông Dũng từng đưa cho người thân một tỉ đồng để chăm lo cho mẹ mình nếu ông mất. Tuy nhiên, người này đã không nhận tiền, rồi khi anh mất đã bẻ đánh lái sang đòi tiền cháu nội để nuôi mẹ mình. Phải chăng, đây là âm mưu chờ anh mình mất để liên kết với người ngoài hòng chiếm đoạt, đòi chia tất cả tài sản của các cháu. “Hành động không có tình cảm, không có tình người, khi anh ruột mới mất thì quả là bất nhân, bất nghĩa”, một người hàng xóm chia sẻ.


Đáng chú ý, một người khác trong ngành dược cảnh báo cho những người con của ông Dũng rằng: “cần phải cân nhắc, tính toán kỹ, nếu không toàn bộ nhà máy của gia đinh sẽ rơi vào tay người khác”.
*Báo CL&XH sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.

Theo Nhóm PVPL - Báo Công lý & Xã hội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)