1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Mưu sinh
  4.  › 
  5. Tư vấn

Hà Tĩnh: Trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao

15/09/2020
Sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu là một xu hướng tất yếu. Nắm bắt xu hướng, huyện Tượng Sơn, Hà Tĩnh đang triển khai vùng trồng rau an toàn.

Sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP hay nông nghiệp hữu là một xu hướng tất yếu. Trong đó sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn do ưu điểm là tạo ra được sản phẩm an toàn mà vẫn đảm bảo được năng suất do vẫn sử dụng hóa chất tổng hợp ở ngưỡng cho phép.

Trồng rau theo tiêu chuẩn sạch

Nắm bắt xu hướng từ năm 2018, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam được Bộ NN&PTNT giao chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất mỗi xã một sản phẩm  (OCOP) ở một số tỉnh miền Trung”, trong đó có sản phẩm rau an toàn tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Tượng Sơn, Hà Tĩnh là vùng có thổ nhưỡng, đất đai thuộc loại phù sa cổ không được bồi đắp hàng năm, nghèo, độ pH cao (chua), thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ phì khá, thích hợp với cây trồng lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày và rau màu các loại.

Hiện nay, diện tích sản xuất rau an toàn hàng năm đạt 30 - 40ha, trong đó đã hình thành các vùng rau tập trung chuyên canh với diện tích 14ha. Tổng sản lượng rau toàn xã đạt 2.000 tấn/năm. Hiệu quả sản xuất rau của nông dân đã được cải thiện với giá trị thu được bình quân đạt 240 - 260 triệu đồng/ha/năm, lãi trung bình 113 - 120 triệu đồng/ha/năm, mức lãi đạt cao hơn 6 lần so với trồng lúa và 3 - 4 lần so với trồng lạc (cây trồng cạnh tranh đất rau).

Rau quả hữu cơ ngày càng được ưa chuộng

Đáng nói, tại xã chưa có các cơ sở sơ chế bảo quản, hệ thống cửa hàng tiêu thụ, quảng bá còn hạn chế… nên giá trị sản phẩm chưa cao. Bên cạnh đó, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất và doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Nhu cầu về thị trường chưa ổn định. Chưa hình thành mối liên kết giữa sản xuất và kinh doanh rau an toàn, nên sản xuất rau an toàn chưa được mở rộng và phát triển. Trong bối cảnh chung đó, việc phát triển sản phẩm rau Tượng Sơn theo hướng OCOP là xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương, giúp khắc phục những hạn chế, yếu kém đã nêu trên.

Thông qua chương trình OCOP, công nghệ nhằm nâng cao sản phẩm qua nhiều biện pháp như các kỹ thuật đồng bộ về xử lý đất, giá thể trước khi trồng, về giống áp dụng trong dự án, về quy trình trình kỹ thuật trồng RAT đã được áp dụng, như quy trình kỹ thuật trồng RAT trong điều kiện vòm che, nhà lưới có điều khiển ánh sáng và độ ẩm; biện pháp BVTV có nguồn gốc sinh học trong quá trình phòng trừ sâu bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất các loại thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu từ 10 - 14 ngày trước khi thu hoạch. Sản phẩm sau khi sản xuất được thu hái theo đúng kỹ thuật, tập kết tại nhà sơ chế sản phẩm. Sau quá trình kiểm tra nhanh tính an toàn, sản phẩm được đóng gói, dán nhãn.

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/ha-tinh-trong-rau-an-toan-cho-hieu-qua-kinh-te-cao.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)