1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Văn học
  4.  › 
  5. Truyện - Chân dung

Lương y Trần Đình Nhâm - Thương binh hạng 4/4 dành trọn cuộc đời tâm huyết với y học cổ truyền

06/08/2021
Trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, trở về cuộc sống thường nhật với nhiều vết thương để lại trên thân thể, thương binh hạng 4/4 Trần Đình Nhâm cùng phẩm chất cao quý của bộ đội cụ Hồ đang là minh chứng sống về tấm gương “thương binh tàn nhưng không phế” đem trí tuệ, sức lực của mình cứu giúp nhiều bệnh nhân bằng những bài thuốc gia truyền và trở thành lương y cứu giúp người như một sứ mệnh được lựa chọn.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu tích về một thời bom đạn vẫn còn in sâu trong ký ức những người lính năm xưa, một phần thân thể để lại nơi chiến trường và những dấu vết của một thời chiến tranh bom đạn vẫn hằn in trên cơ thể của họ. Tại căn nhà thuộc con hẻm nhỏ trên đường Xuân Thuỷ, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chúng tôi tìm gặp người thương binh Trần Đình Nhâm, với vóc dáng cao lớn, ông đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười hồn hậu theo phong cách của người lính. Mặc dù, tuổi đã gần 70 nhưng nhìn ông vẫn rắn rỏi, nước da hồng hào, khỏe mạnh, nếu không nói thì ít ai nhận ra ông là thương binh hạng 4/4. Bằng những câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng, chúng tôi được nghe ông kể nhiều hơn về chuyện đời, cái duyên đến với y học cổ truyền của dân tộc và trở thành lương y được nhiều người yêu mến.

Thương binh, lương y Trần Đình Nhân chia sẻ về công dụng của sản phẩm mà ông đã dày công nghiên cứu.

Làm theo lời dậy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế”

Rót nước mời chúng tôi, ông chia sẻ về cuộc đời bằng những âm thanh trầm bổng, cả hồi ức về chiến tranh như ùa về trong căn phòng nhỏ. Tuổi niên thiếu của ông cũng như bao nhiêu thanh niên trai tráng ngày đó, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông xung phong vào đội quân tình nguyện để tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc và được phân về Tiểu đoàn 4 thuộc Quân khu Tây Bắc, đóng tại thị xã Sơn La. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ chiến đấu tại chiến trường C (nước Lào). Mùa xuân năm 1972, trong chiến dịch 779 tại Luông Pha Bang, miền Bắc Lào ông bị thương và được chuyển về trường Hậu Cần thuộc Quân khu Tây Bắc. Sau 3 lần bị thương trong chiến tranh, với hơn 20 mảnh đạn trong người, không đủ sức khỏe để tiếp tục sát cánh cùng đồng đội chiến đấu, ông xuất ngũ cùng xác nhận thương binh 4/4, nhưng không vì thế mà ông chịu đầu hàng với số phận.

Sau khi dời quân ngũ, ông tiếp tục học hỏi, cùng với kỹ năng của người lính trinh sát được rèn luyện nơi chiến trường khốc liệt, năm 1974 ông chuyển ngành về làm giáo viên thể dục của trường cấp 3 tại Hoài Đức, Hà Nội (ngày nay). Với bản lĩnh của người lính cụ Hồ, lại là bộ đội đặc công, tham gia trực tiếp trong các cuộc chiến tranh, ông đã có nhiều đóng góp cho nhà trường bằng chuyên môn của mình. Trong đó, những bài giảng về quân sự nóng hổi và nhiều tính thực tế, ông đã truyền những ngọn lửa nhiệt huyết tới bao thế hệ học trò.

Huân chương chiến tranh chống Mỹ của ông được trao tặng từ Chính phủ Lào.

Những năm tháng chiến tranh, trải qua những lần “thập tử nhất sinh” đã tạo cho người thương binh ấy một bản lĩnh vững vàng, dù có những lúc trái gió trở trời, hơn 20 mảnh đạn vẫn còn trong người, hành hạ, nhưng ông không chịu khuất phục trước khó khăn. Cộng thêm động lực muốn học thêm ngành y để có thể chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nên ngoài giảng dạy ở trường ông tiếp tục tham gia lớp học kế thừa đầu tiên tại Viện Y học cổ truyền (tiền thân của Trường Y học cổ truyền Hà Nội ngày nay) - Khóa học mà ông tham gia ngày đó là thế hệ đầu tiên được cấp bằng lương y (năm 1989).

Trong vai trò mới, ông được học tập và làm việc tại một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hòe Nhai và Viện Y học cổ truyền Việt Nam… song song với đó, ông thực hiện đi sâu vào nghiên cứu, bào chế ra nhiều bài thuốc gia truyền quý hiếm. Như lời chia sẻ của ông, lựa chọn sang ngành y không phải là nghề mà là nghiệp, sứ mệnh lựa chọn ông để trở thành lương y để cứu giúp đời và gìn giữ, phát huy những bài thuốc cổ, bí quyết gia truyền của gia đình. Ông cũng chính là minh chứng sống về tấm gương “thương binh tàn nhưng không phế”.

Dành cả cuộc đời để nghiên cứu và tìm ra các phương thuốc cứu giúp người

Tiếp xúc trong môi trường có nhiều bệnh nhân, nhìn thấu được nhiều hoàn cảnh và nỗi lòng của người bệnh đã thôi thúc người thương binh Trần Đình Nhâm tìm tòi, nghiên cứu ra nhiều phương thuốc hay để chữa bệnh. Với khao khát được chữa bệnh cứu người, ông đã bỏ công tìm hiểu, đi hết các vùng miền của tổ quốc tìm các dược liệu quý về bào chế. Cứ nghe ở đâu có dược liệu quý là ông cùng cộng sự lên đường. Có những lúc, đường đi gian nan, cực khổ, nhưng với ý chí quyết tâm cùng với tâm niệm “chữa bệnh cứu người là hạnh phúc” ông đã vượt qua hàng nghìn cây số đến với các bản làng xa xôi, thuê những người dân tộc ở vùng miền đó cùng mình tìm kiếm dược liệu. Nhiều khi, trên hành trình tìm kiếm dược liệu, người dân bản địa cũng phải ngạc nhiên vì bản thân họ cũng không biết, nơi họ sống lại có nhiều dược liệu quý đến vậy.

Trải qua hơn 20 năm dầy công nghiên cứu, từ bài thuốc gia truyền của gia đình, qua tìm tòi, sáng tạo bằng những thảo dược thiên nhiên ông đã nghiên cứu thành công sản phẩm Huyết Lình Khang. Từ sản phẩm nền tảng giúp được nhiều người khỏi bệnh, ông tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời bộ ba sản phẩm độc quyền: Lình Dưỡng Thai Maphaco, Tứn Khửn và Lình Sắc Tố Maphaco, giúp mang đến hiệu quả chữa bệnh cao hơn và chia rõ ra từng đối tượng người bệnh.

Với những công dụng đặc biệt, nhiều bệnh nhân được ông chữa khỏi, tiếng lành đồn xa, danh thơm thương binh, lương y Trần Đình Nhân được nhiều người dân ở mọi miền tổ quốc biết đến, có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã tìm đến và đặt vấn đề mong muốn mua lại bài thuốc của ông nhưng đều bị từ chối. Vì với ông, mong muốn gìn giữ các bài thuốc quý cho dân tộc và nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra được nhiều bài thuốc hay để chữa bệnh và truyền lại cho thế hệ sau mới là cái đích, là tâm huyết mà ông hướng đến. Hiện nay, các bài thuốc của thương binh, lương y Trần Đình Nhâm đều được đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế.

Bộ ba sản phẩm mà thương binh, lương y Trần Đình Nhâm rất tâm huyết được đông đảo người bệnh tin dùng.

Lương y Trần Đình Nhâm chia sẻ, bộ sản phẩm từ Huyết Lình là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong đó, có 2 sản phẩm dành cho nữ giới, Lình Dưỡng Thai Maphaco có công dụng bồi bổ cơ thể, dưỡng thai, giảm tình trạng ốm nghén, động thai ở phụ nữ mang thai; Lình Sắc Tố Maphaco mang lại hiệu quả rõ rệt với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết, lạc nội mạc tử cung, chậm có con, kém thụ thai, phụ nữ tiền mãn kinh, sinh lý giảm sút, hay nám má, sạm da, tàn nhang; còn Tứn Khửn là sản phẩm dành riêng cho phái mạnh, sử dụng cho đàn ông từ tuổi trưởng thành, giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, hay đau mỏi xương khớp…

Các giải thưởng và chứng nhận về thành quả nghiên cứu mà thương binh, lương y Trần Đình Nhâm được trao tặng.

Cởi mở về cuộc đời binh nghiệp và những thành quả dầy công nghiên cứu nhiều năm của mình được đông đảo mọi người đón nhận, thương binh, lương y Trần Đình Nhâm còn cho chúng tôi xem những tin nhắn, những bức hình mà người dân từ khắp mọi miền tổ quốc gửi về để cảm ơn và chia vui. Ông nói, mỗi lần giúp được bệnh nhân khỏi bệnh, giúp họ tìm ra niềm vui trong cuộc sống là tôi như tiếp thêm được một phần sức mạnh, và thấy hạnh phúc được nhân nhiều lần.

Một bệnh nhận tìm đến nhà lương y Trần Đình Nhâm để được thăm khám và chữa bệnh.

“Lương y như từ mẫu” thật đúng với con người ông, bởi ông chữa bệnh bằng đúng cái tâm của một người thầy thuốc. Vừa tiếp đón trò chuyện cùng chúng tôi, ông vừa quay sang hỗ trợ cho các bệnh nhân tìm đến nhà để được ông hỗ trợ trực tiếp và tư vấn. Nhìn cách ông thăm khám cho bệnh nhân, giúp họ bớt cảm thấy đau mỏi thông qua phương pháp bấm huyệt tại chỗ mới thấy bàn tay tài hoa của ông. Với những gì mà ông đang đóng góp vào nền y học cổ truyền của dân tộc, càng minh chứng rõ nét về tấm gương anh bộ đội cụ Hồ, “thương binh tàn nhưng không phế”.

Là thế hệ trẻ hôm nay, chúng ta càng cần phải phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tri ân những người đã dũng cảm hi sinh và những người đang sống, họ đã để lại một phần cơ thể nơi chiến trường trở về với nhiều đau đớn trên cơ thể.

Cảm ơn thương binh, lương y Trần Đình Nhâm vì những gì mà ông đã và đang đóng góp cho đất nước, cho Nhân dân!

Theo Thúy Vũ/Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/luong-y-tran-dinh-nham-thuong-binh-hang-4-4-danh-tron-cuoc-doi-tam-huyet-voi-y-hoc-co-truyen-p32566.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)