1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Đời sống 24h
  4.  › 
  5. Thời sự

Thủ tướng Chính phủ: Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển rừng gỗ lớn

10/12/2020
Ngày 23/10/2020, Báo Nông nghiệp có bài phản ánh: Từ thực tế địa phương, Chi cục trưởng Kiểm lâm Thanh Hóa cho rằng, muốn người dân trồng rừng tham gia trồng rừng gỗ lớn thì cây trồng phải đa dạng để người dân lựa chọn. Vì vậy, các nhà khoa học trong lĩnh vực trồng rừng cần đẩy mạnh nghiên cứu tuyển chọn các loài cây trồng lâm nghiệp thích hợp cho mỗi vùng sinh thái khác nhau, phục vụ trồng rừng kinh tế.

Cụ thể, Thanh Hóa là tỉnh Bắc Trung Bộ, khu vực miền núi và trung du chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, có 11/27 huyện, thị xã là huyện miền núi. Rừng Thanh Hóa có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng, là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn ước với diện tích đất có rừng là 532.460 ha, trữ lượng khoảng 16.64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác 50.000 – 60.000 m3. Rừng Thanh Hoá chủ yếu là rừng cây lá rộng, có hệ thực vật phong phú đa dạng về họ, loài; có các loại gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, sa mu, lim xanh, táu, sến, vàng tâm, dổi, de, chò chỉ. Các loại thuộc họ tre nứa gồm có: Luồng, nứa, vầu, giang, tre. Ngoài ra còn có: mây, song, dược liệu, quế, cánh kiến đỏ … Các loại rừng trồng có luồng, thông nhựa, mỡ, bạch đàn, phi lao, quế, cao su. Thanh Hoá là tỉnh có diện tích luồng lớn nhất trong cả nước với diện tích ước trên 50.000 ha. Rừng Thanh Hoá cũng là nơi quần tụ và sinh sống của nhiều loài động vật như: hươu, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát và các loài chim …

Ảnh minh hoạ rừng tại Thanh Hoá (Nguồn internet)

Đặc biệt ở vùng Tây Nam của tỉnh có rừng quốc gia Bến En, vùng Tây Bắc có các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, là những khu rừng đặc dụng, nơi tồn trữ và bảo vệ các nguồn gien động, thực vật quí hiếm. Hiện nay, diện tích rừng đang trong tình trạng suy giảm về diện tích và chất lượng rừng do tình trạng phá rừng trái phép để lấy gỗ, sự phát triển ồ ạt của nhiều ngành nghề kinh tế đã và đang tác động xấu đến việc quản lý và bảo vệ diện tích rừng, đã phá hoại nhiều diện tích rừng phòng hộ làm thay đổi kết cấu rừng, làm giảm chức năng phòng hộ dẫn đến thiên tai lũ lụt.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, hoàn thiện chính sách phát triển rừng, nhất là trồng rừng gỗ lớn./.

Theo Thúy Vũ/Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/thu-tuong-chinh-phu-nghien-cuu-hoan-thien-chinh-sach-phat-trien-rung-go-lon.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)