1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Đời sống 24h
  4.  › 
  5. Thời sự

Việt Nam hành động với thế giới loại bỏ rác thải nhựa

09/09/2020
Để giảm thiểu rác thải nói chung và rác thải nhựa ra biển nói riêng. Cần phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội, các bộ ngành liên quan. Một số kiến nghị cho nghiên cứu về giảm thiểu rác thải nhựa cho Việt Nam như:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về việc sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa. Giảm thiểu đồ dùng bằng nhựa đối với cộng đồng kể cả đồng bào miền núi.

Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt về lĩnh vực ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, giám sát và phát hiện cảnh báo sớm các nguy cơ gây hại tổn thương đến môi trường biển và hải đảo. Tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề bảo tồn, giám sát biển và rác thải nhựa ở biển.

Quản lý rác thải nhựa đại dương là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương

Trước vấn nạn rác thải nhựa đe dọa đến môi trường sinh thái biển và đất liền, đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nghiên cứu và đề xuất những kế hoạch, phương án, chương trình hành động quốc gia chống rác thải nhựa ra đại dương đến năm 2030. Phóng viên Báo Biên phòng đã phỏng vấn Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Tạ Đình Thi chia sẻ: “Trên thế giới, đã có nhiều chiến dịch, sáng kiến nhằm giảm thiểu nhựa nói chung, rác thải nhựa ra biển nói riêng ở cả quy mô toàn cầu và khu vực như Chương trình hành động quốc tế về bảo vệ môi trường biển từ những hoạt động có nguồn gốc từ đất liền – Công ước Washington 1995, Sáng kiến toàn cầu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) về rác thải biển. Quan hệ đối tác toàn cầu về quản lý chất thải, Bộ quy tắc ứng xử về nghề cá có trách nhiệm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO)...

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ và nhiều hoạt động thiết thực trong quản lý, giảm rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương. Tại kỳ họp lần thứ 6, Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF6) diễn ra vào tháng 6-2018, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến “Thiết lập mối quan hệ đối tác khu vực các biển Đông Á về quản lý rác thải nhựa đại dương”.

Việt Nam hành động với thế giới loại bỏ rác thải nhựa (Ảnh: internet)

Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã có Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu: “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới hiện nay, việc xây dựng một Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 là vô cùng cần thiết và cấp bách để giải quyết những vấn đề nêu trên. Do vậy, ngay đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng kế hoạch.

Về mặt luật pháp, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Đặc biệt là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, rác thải nhựa mới được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý nhóm rác thải này.

Do vậy, cần phải có quy định riêng để phù hợp với tình trạng ô nhiễm nhựa trên biển ngày càng nghiêm trọng, thúc đẩy các chính sách giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng sản phẩm nhựa. Trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, đã trình Thủ tướng Chính phủ, đặt mục tiêu đến năm 2025 “xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ quản lý rác thải nhựa đại dương”. Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý rác thải nhựa đại dương là một trong 7 nhiệm vụ chủ yếu, nêu trong dự thảo kế hoạch.

Phân loại hải đảo để khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 thì hải đảo bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm là nơi chứa đựng các loại tài nguyên hải đảo; có giá trị và ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh và chủ quyền của quốc gia.

Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, nhiều hoạt động của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng mức độ suy thoái tài nguyên, môi trường hoặc những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tại các hải đảo. Để đáp ứng nhu cầu về sử dụng và phát triển bền vững các hải đảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã dành cả một chương lớn quy định về quản lý tài nguyên hải đảo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề phân loại hải đảo để khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo.

Ngay tại khoản đầu tiên của Điều 40 về lập, quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo, Luật đã khẳng định hải đảo phải được phân loại để bảo vệ, bảo tồn và khai thác, sử dụng tài nguyên theo quy định của Chính phủ.

 1. Phân loại hải đảo

Theo quy định tại Điều 44 Nghi định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì hải đảo được phân thành hai loại, gồm: hải đảo phải bảo vệ, bảo tồn và hải đảo được khai thác, sử dụng tài nguyên.

Tại Điều 45 của Nghị định cũng đã quy định cụ thể các tiêu chí để phân loại hải đảo, theo đó:

a) Hải đảo phải bảo vệ, bảo tồn sẽ bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm có toàn bộ diện tích đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:

- Là vườn quốc gia hoặc khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia hoặc khu bảo tồn loài sinh cảnh cấp quốc gia hoặc khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;

- là di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Có điểm dùng để xác định đường cơ sở;

- Được sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

b) Hải đảo được khai thác, sử dụng tài nguyên sẽ bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm không thuộc các trường hợp nêu trên.

2. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo

Do cơ chế pháp lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo, đảo so với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm khác nhau (theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982), nên liên quan đến quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã phân chia thành 02 nhóm cụ thể:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và pháp luật có liên quan.

Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ một số trường hợp đặc biệt, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;

- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;

- Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;

- Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;

- Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;

- Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.

b) Khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm

Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ một số trường hợp đặc biệt, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:

- Xây dựng mới các công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;

- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;

- Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;

- Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.

* Một số trường hợp đặc biệt:

Trong một số trường hợp vì những mục đích đặc biệt, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 vẫn cho phép thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với hải đảo phải bảo vệ, bảo tồn, cụ thể:

- Phục vụ mục đích quốc phòng an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;

- Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyển cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;

- Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

- Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận./.

T/H/Môi trường& Xã hội

http://moitruongvaxahoi.vn/viet-nam-hanh-dong-voi-the-gioi-loai-bo-rac-thai-nhua-1614628195.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)