Điểm mới nổi bật nhất của Luật căn cước năm 2023 là sửa tên Luật từ “Luật Căn cước công dân” thành “Luật Căn cước”. Việc đổi tên nhằm phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới, đặc biệt việc đổi tên sẽ bao quát hơn và không làm ảnh hưởng đến giá trị của các loại giấy tờ pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, thẻ CCCD vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Như vậy việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.
Luật Căn cước 2023 đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó, có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy trên thẻ căn cước mới sẽ bỏ thông tin về Quê quán , nơi thường trú, vân tay và đặc điểm nhận dạng trên thẻ căn cước, thay bằng thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 18, khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Luật căn cước 2023.
Ngoài ra Chữ ký của người cấp thẻ được đổi từ “Cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Bộ công an” thành “ Nơi cấp: Bộ Công an”
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhận dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...
Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Đối tượng được cấp thẻ căn cước cũng được mở rộng,thể hiện tính toàn diện và nhân văn
Luật Căn cước năm 2023 mở rộng đối tượng áp dụng, theo đó ngoài các đối tượng theo Luật Căn cước công dân năm 2014, Luật 2023 bổ sung thêm đối tượng áp dụng là: người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam. Ngoài ra Luật Căn cước năm 2023 còn bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Ý nghĩa với việc mở rộng đối tượng được cấp thẻ thể hiện văn minh kịp thời toàn diện trong công tác quản lý nhà nước.
Mặt trc và mặt sau của Căn cước công dân theo đề xuất
Tại “Điều 19. Người được cấp thẻ căn cước” bao gồm Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước và Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu. Như vậy theo quy định mới kể từ ngày 01/07/2024 thì người dưới 14 tuổi có thể được cấp thẻ căn cước nếu có nhu cầu.
Bên cạnh đó thì, Luật Căn cước năm 2024 lần đầu tiên được cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 06 tuổi (Điều 23). Để cấp cho đối tượng này, người đại diện hợp pháp của người 06 tuổi làm thủ tục thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Cơ quan chức năng không thu nhận thông tin nhận dạng và sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thiết hiện trên căn cước. Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
https://moitruongvaxahoi.vn/nhung-diem-moi-can-luu-y-trong-luat-can-cuoc-nam-2023-1365960415.html