1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Đời sống 24h
  4.  › 
  5. Xã hội

Đắk Lắk: Đặc sắc Lễ hội voi Buôn Đôn nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

10/03/2023
Lễ hội voi Buôn Đôn là một trong những lễ hội đặc sắc nhất của vùng đất Tây Nguyên, thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thường thu hút đông đảo du khách khi lựa chọn đến với mảnh đất núi rừng. Hình ảnh chú voi được coi là "Linh vật" của vùng miền Tây Nguyên, nơi đây hứa hẹn là trải nghiệm, khám phá thú vị trong chuyến hành trình du lịch của du khách tại Buôn Ma Thuột trong dịp diễn ra Lễ hội cà phê Buôn ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 này. Hội voi Buôn Đôn năm nay không sử dụng voi để diễu hành trên đường phố, không tổ chức thi voi chạy, voi bơi mà thay vào đó là các hoạt động tương tác thân thiện với voi.

Hình ảnh những chú voi thân thiện của người đồng bào M’Nông ảnh nguồn internet

Voi đã trở thành người bạn thân thiết biểu tượng của sự giàu sang sung túc, là bản sắc văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa Tây Nguyên, voi là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của các vị tù trưởng xưa. Ở đây người ta quan niệm rằng con voi là động vật đứng đầu trong các loài thú rừng. Từ trước đến nay chỉ có một loài vật tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh vật chất và tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi buôn làng hay mọi người, đó là loài voi.

Con voi đã đi vào đời sống và trở thành biểu tượng văn hoá của cao nguyên Đắk Lắk. Hình tượng con voi cũng đi vào sử thi, thần thoại như chuyện về thần Nguăch, chuyện voi bảy ngà, voi biết bay, sự tích con voi, nàng ngà voi, lấy chồng voi... Người dân ở Tây Nguyên trong tạo hình và kiến trúc dân gian con voi được chạm khắc trên xà nhà, cầu thang, đồ trang sức, công cụ lao động, trên thổ cẩm và cả trên nhà mồ. Hình tượng con voi cũng đi vào các lễ hội, như lễ hội cúng bến nước, cúng sức khoẻ, ăn trâu hiến thần, mừng mùa hàng năm của cộng đồng. Hình tượng con voi được ghi trong trống đồng Tây Nguyên, trên cột lớn nhà dài hay tượng nhà mồ của các gia đình có thế lực.

Hội voi Buôn Đôn năm nay dự kiến khai mạc từ 8h00 ngày 12-3 và bế mạc lúc 11h00 cùng ngày. Đây là một trong những sự kiện của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Hội voi năm nay không tổ chức thi voi chạy, voi bơi, voi đá bóng hoặc thi kéo co giữa voi với người. Thay vào đó, Ủy ban Nhân dân huyện Buôn Đôn sẽ tổ chức các hoạt động như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho voi, Lễ khai mạc và Lễ bế mạc hội voi, thi trang điểm cho voi, tiệc buffet cho voi, thi voi chào khán giả, chụp hình với voi.

Hình ảnh voi thân thiện với con người ảnh nguồn internet

Việc đổi mới hoạt động tổ chức Hội voi Buôn Đôn nhằm thực hiện nội dung ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác 5 năm giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Tổ chức Động vật châu Á (AAF) về chuyển đổi Mô hình du lịch cưỡi voi sang Mô hình du lịch thân thiện với voi; thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc nghiên cứu tổ chức các hoạt động có sử dụng voi nhà trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.

Trước đó, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định 2486/QĐ-UBND phê duyệt dự án Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh. Khoản viện trợ cho dự án này hơn 55,45 tỉ đồng. Trong đó, Tổ chức Động vật châu Á viện trợ không hoàn lại gần 50,9 tỉ đồng. Mục tiêu của dự án là triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi, nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà và bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh.

Thông qua việc tổ chức Hội voi Buôn Đôn năn 2023 nhằm bảo tồn, chăm sóc đàn voi nhà hiện có trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho ngành du lịch; từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương.

Nhắc đến voi là nhắc đến Buôn Đôn, do đó voi có sức hút, đóng góp rất lớn cho ngành du lịch. Tuy nhiên, để việc bảo tồn voi thành công làm sao để đàn voi khỏe mạnh, sống lâu dài, thỏa mãn được nhu cầu tham quan của du khách, bảo đảm mức sống ổn định cho chủ voi. Bởi, nhiều cá thể voi thuộc sở hữu của cá nhân, dòng tộc, là nguồn thu chính hoặc duy nhất để nuôi sống gia đình chủ voi. Để cộng hưởng với giải pháp cứu hộ voi nhà. Một lần nữa mong các bộ, ngành, cơ quan chức năng cần quan tâm đến việc quy hoạch, đầu tư đồng bộ cho du lịch, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả. UBND tỉnh Đắk Lắk, UBND huyện Buôn Đôn cần tuyên truyền, quy hoạch, xây dựng trung tâm du lịch voi gồm các tổ hợp vui chơi, lưu trú, ăn uống, đặc biệt là khu vực ngắm voi... cho bà con và du khách trải nghiệm.

https://moitruongvaxahoi.vn/dak-lak-dac-sac-le-hoi-dua-voi-buon-don-nam-trong-chuoi-hoat-dong-cua-le-hoi-ca-phe-buon-ma-thuot-lan-thu-8-nam-2023-385559843.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)