1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm giảm 7%

26/05/2020
Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.

Trong thời gian vừa qua, với tác động của dịch Covid-19, nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp dệt may. Chia sẻ tại Hội thảo trực tuyến về xuất khẩu dệt may trong bối cảnh dịch Covid-19, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết, dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may.

Ảnh minh họa

Kết quả, kim ngạch xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2020 giảm 6,6% về mức 10,64 tỷ USD. Thậm chí, mức giảm này chưa phản ánh hết thực tế thiếu đơn hàng xuất khẩu của ngành, ông Cẩm nhấn mạnh. Con số cụ thể phải chờ đến tháng 5 và tháng 6, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.

Nhưng, trong nguy có cơ, doanh nghiệp cũng đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang vải kháng khuẩn để đáp ứng nhu cầu trong nước và chuyển sang xuất khẩu, qua đó góp phần đem lại thu nhập, giảm bớt thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Từ đầu năm đến ngày 19/4, tổng lượng khẩu trang đã xuất khẩu là 415,7 triệu chiếc, trị giá 63,19 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Hong Kong, Singapore...

Với việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/4/2020, khẩu trang các loại, bao gồm cả khẩu trang vải và khẩu trang y tế, đã được tự do xuất khẩu. Trong đó, khẩu trang cũng như các thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) khác đều là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe, an toàn của người sử dụng. Do vậy, các nước nhập khẩu thường có những tiêu chuẩn về chất lượng đối với các mặt hàng này. Đặc biệt, đối với các thị trường như EU và Hoa Kỳ, các tiêu chuẩn này là bắt buộc. Nếu không có các chứng chỉ phù hợp, hàng hóa có thể bị khó khăn khi nhập khẩu, thậm chí bị trả lại.

Mặc dù vậy, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã lúng túng khi muốn xin cấp chứng nhận CE và FDA là những tiêu chuẩn phổ biến ở EU và Hoa Kỳ, thắc mắc về tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận, băn khoăn về việc giấy chứng nhận được cấp liệu có được nước nhập khẩu chấp nhận hay không... Nhiều trường hợp xuất đi rồi khi khách hàng yêu cầu chứng nhận CE hay FDA thì mới bắt đầu tìm hiểu và xin cấp.

Theo Doanh nghiệp và Thương hiệu

http://doanhnghiepthuonghieu.vn/xuat-khau-det-may-4-thang-dau-nam-giam-7.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)