1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

NLG Việt Nam ''giải cứu'' nông sản vùng dịch Covid 19

15/04/2021
Tổ chức NLG Việt Nam là nơi chia sẻ phương pháp mới để đối phó với bệnh tật và duy trì sức khỏe tối ưu trong thế kỷ 21. Hiện nay, tổ chức này có trên mười nghìn thành viên khắp cả nước. Trong đợt bùng phát thứ 3 của đại dịch Covid 19 ở Việt Nam, NLG Việt Nam tích cực hỗ trợ bà con nông dân vùng có dịch và chung tay “giải cứu” hàng trăm tấn nông sản.

Mục tiêu kép: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế

Theo thống kê riêng của tỉnh Hải Dương thì lượng nông sản tồn đọng trong đợt dịch vừa qua là tương đối lớn. Với nông sản, tỉnh còn 4080 ha rau màu vụ đông đến kì thu hoach.

Trong đó, có 3.205 ha hành, 621 ha cà rốt và 261 ha cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá. Sản lượng ước tính khoảng 90.760 tấn, khoảng 90% số cà rốt và 30% số rau bắp cải, su hào, su lơ, rau ăn lá của tỉnh được xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa.

       Cà rốt tại vùng dịch Cẩm Giàng (Hải Dương) tồn đọng sau thu hoạch rất lớn

Bên cạnh đó trứng gà, gà thịt, cá cũng đang bị tắc lại khiến người chăn nuôi đứng ngồi không yên. Như trại gà của chị Dung ở huyện Cẩm Giàng có 18.000 con, trong đó 13.000 con đang thời kỳ sinh sản, mỗi ngày cung cấp 10.000 trứng. Từ đầu năm, trứng tràn cả trại nhưng không bán được.Trước tình hình đó, những ngày qua, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức và cá nhân đã tham gia vào "giải cứu" nông sản Hải Dương.

Anh Cao Việt Hưng thành viên của NLG Việt Nam tại một điểm "giải cứu" nông sản

Không chỉ những vùng có dịch bị ảnh hưởng, nhiều địa phương lân cận không có dịch nhưng cũng chịu tác động nặng nề.

Hưởng ứng lời kêu gọi cả nước chung tay cùng người dân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh của Thủ tướng Chính Phủ; của Thành ủy Hà Nội, NLG Việt Nam cũng dành nhiều ngày đêm tham gia chiến dịch này.

Lượng nông sản mà tổ chức “giải cứu” được khá lớn, bao gồm nhiều nông sản đặc trưng của Hải Dương như ổi, cà rốt, su hào, hành…Hay củ cải trắng của Huyện Mê Linh và cam của tỉnh Hà Giang…

Người dân đến mua nông sản vùng dịch tại Hà Nội

Anh Cao Việt Hưng – thành viên NLG Việt Nam – chia sẻ với phóng viên: “Ngay từ những ngày đầu nhóm của anh đã kết nối với người dân vùng dịch để thu mua nông sản số lượng lớn nhưng “giải cứu” bằng cái tâm của mình, không hề đặt nặng vấn đề kinh tế. Tiếp nối các hoạt động thiện nguyện của nhóm với tinh thần lá lành đùm lá rách, ngoài việc “giải cứu” nông sản, chúng tôi còn muốn nâng cao ý thức của mọi người, khơi dậy tinh thần đùm bọc nhau khi khó khăn”.

Điểm phát miễn phí rau củ quả trong những ngày qua do NLG Việt Nam khởi xướng

“Giải cứu chuyên nghiệp”

Để chiến dịch thành công, ngay từ đêm, các tình nguyện viên đã có mặt tại điểm tập kết để sắp xếp nông sản từ xe tải ra ngoài đã chia thành các túi đáp ứng nhu cầu người mua. Nông sản được “giải cứu” có giấy phép vận chuyển, hợp đồng thu mua và đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, phun khử khuẩn phòng, chống dịch.

Lượng nông sản nhanh chóng được thu mua và vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh

Ngoài tập kết và phân phối tại thủ đô Hà Nội, NLG Việt Nam còn có các điểm tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Nông sản được vận chuyển bằng đường bộ nhưng vẫn luôn đảm bảo tươi ngon. Các điểm “giải cứu” chính của nhóm tại Hà Nội là: 859 Đê La Thành, 57 và 88 Láng Hạ, 165 Thái Hà.

“Cho đi mà không cần nhận lại” là quan điểm chung của các thành viên NLG Việt Nam. Khi lượng nông sản tồn đọng tại các địa phương là rất lớn, khó khăn và thiệt hạ đối với người nông dân thì không thể thống kê hết. Tại nhiều điểm tập kết nông sản, nhóm của anh Hưng chỉ để một thùng đựng tiền tùy tâm của nhưng người đến lấy.

Anh Hưng cho biết thêm: “nhân lực của nhóm ít nhưng lượng nông sản nhiều nên rất khó khắn trong khâu kiểm đếm và bốc xếp hàng hóa. Nhưng tất cả mọi người đều vui khi mình làm việc bằng cái tâm, chia sẻ được khó khăn với bà con nông dân vùng dịch”.

Ngoài sự cẩn thận trong khâu thu gom, vận chuyển và tiếp nhận thì nhóm rất chú trọng đến việc tập kết hàng hóa. Phải đảm bảo vệ sinh, không gây cản trở giao thông.

Không chỉ NLG Việt Nam, nhiều cơ quan chức năng, tổ chức và các cá nhân khác cũng đã vào cuộc mạnh mẽ để chung tay giúp đỡ người nông dân đang vật lộn giữa tâm dịch. Việc mua nông sản "giải cứu" là một nghĩa cử cao đẹp để giúp đỡ những người nông dân có thêm thu nhập, từ đó yên tâm ở nhà chống dịch

Theo Nguyễn Mạnh/Doanh nghiệp & Thương hiệu

http://doanhnghiepthuonghieu.vn/nlg-viet-nam-giai-cuu-nong-san-vung-dich-covid-19.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)