Theo phản ánh của đại diện Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Hebrotek (Công ty Hebrotek) và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ BRG Việt Nam (Công ty BRG Việt Nam), thời gian qua trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, youtube… liên tục xuất hiện các clip quảng cáo bán sản phẩm cao dược liệu mang nhãn hiệu XLV của Công ty Hebrotek và sản phẩm cao dược liệu Tam đại nhất lương của Công ty BRG Việt Nam.
Một số hình ảnh quảng cáo có dấu hiệu giải mạo, cắt ghép lô gô của VTV của Đài truyền hình Việt Nam, nhằm thu hút sự chú ý, và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Điều đáng nói, ngoài việc quảng cáo các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo để quảng cáo, thì các đối tượng trên còn táo tợn cắt ghép lô gô của VTV của Đài truyền hình Việt Nam, nhằm thu hút sự chú ý, và tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Những việc làm trên không chỉ khiến nhiều người tiêu dùng sập bẫy lừa khi bỏ tiền ra mua những sản phẩm giả mạo, mà còn đẩy Công ty Hebrotek và Công ty BRG Việt Nam vào cảnh bị hiểu lầm là dàn dựng clip giả mạo Đài Truyền hình Việt Nam để quảng cáo bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Ảnh quảng cáo được cắt từ Facebook.
Ông Nguyễn Văn Hoàng, người đại diện truyền thông cho Công ty Hebrotek và Công ty BRG Việt Nam, cho biết: "khi phát hiện ra các clip quảng cáo giả mạo trên, chúng tôi đã liên hệ để phản đối và cảnh báo cho người tiêu dùng biết, tránh sập bẫy lừa, nhưng cũng không thể ngăn chặn được hết, vì cứ chặn cái này thì lại lòi cái khác. Hiện nay, chúng tôi đang thu thập hồ sơ để gửi tới cơ quan chức năng để xem xét xử lý. Những việc làm như trên gây tác hại rất lớn, vừa khiến người bệnh bị lừa, vừa đẩy công ty chúng tôi vào cảnh mang tiếng mạo danh VTV".
Một số hình ảnh video quảng cáo được các đối tượng đăng tải.
Ông Hoàng cũng cho biết thêm, sản phẩm của Công ty Hebrotek có nhãn hiệu là Ngũ Nhị Nhân Tâm XLV, trong khi các clip chạy quảng cáo giả mạo mang nhãn hiệu Ngũ Nhị Nhân Tâm, còn sản phẩm của Công ty BRG Việt Nam thì có nhãn hiệu là Tân Tam Đại Nhất Lương, trong khi đó, clip giả mạo VTV quảng cáo sản phẩm Tam Đại Nhất Lương, vì vậy người tiêu dùng cần phân biệt rõ để tránh bị nhầm lẫn.
Thời gian qua, báo chí đã liên tục phanh phui nhiều chiêu trò quảng cáo bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, có thể vì những món lợi nhuận khổng lồ đem lại, nên nhiều đối tượng đã bất chấp các quy định pháp luật, quảng cáo bán hàng lừa dối người tiêu dùng nhằm trục lợi.
Do đó, để tránh bị rơi vào bẫy lừa, tiền mất tật mang và ảnh hưởng đến sức khoẻ, người dân cần hết sức cảnh giác trước các clip dàn dựng quảng cáo giả mạo có gắn logo VTV.../.
https://doanhnghiepthuonghieu.vn/doanh-nghiep-khon-kho-vi-lien-tuc-bi-quang-cao-mao-danh-p41386.html