1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Đời sống 24h
  4.  › 
  5. Xã hội

Chính quyền địa phương: Có đang ''áp đặt'' doanh nghiệp?

10/08/2020
Việc 6 hộ dân tại bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền, Tương Dương (Nghệ An) đang ngày đêm mong ngóng được các cấp chính quyền hỗ trợ kinh phí để di dời. Do nhà cửa họ bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản, nhất là mùa mưa bão đang tới gần. Tuy nhiên chính quyền xã Lưu Kiền và chính quyền huyện Tương Dương trong một thời gian dài đều đưa ra các ý kiến mang tính chất áp đặt trách nhiệm cho nhà máy thủy điện Bản Ang, yêu cầu nhà máy bồi thường 4,162 tỷ đồng để di dời 6 hộ dân, dù lỗi không phải hoàn toàn từ nhà máy.

Chính quyền có đổ lỗi cho doanh nghiệp?

Việc di dời các 6 hộ dân nói trên là một việc làm cấp thiết, nhất là mùa mưa bão năm 2020 đang cận kề. Về việc này đã có nhiều cuộc họp các cấp và các ngành từ nhiều năm nay, mới nhất là cuộc khảo sát do sở NN&PTNT chủ trì vào ngày 4/6/2020.  Nhưng trong tất cả cuộc họp bàn về việc này bên chính quyền từ cấp xã đến huyện đều đổi lỗi cho phía nhà máy và yêu cầu nhà máy phải hỗ trợ thậm chí dùng từ bồi thường cho các hộ dân để di dời.

Nhà các hộ dân nứt nẻ cầm được di dời

Nhằm có tiếng nói khách quan và đa chiều về vấn đề này, Pv Doanh Nghiệp và Thương Hiệu đã có buổi làm việc với Ông Chánh văn phòng Công ty CP thủy điện Nậm Mô Nậm Nơn Chủ đầu tư nhà máy thủy điện Bản Ang, ông cho biết “Việc sạt lở của 6 hộ dân ở bản Khe Kiền, xã Lưu Kiền là có thật và nhất thiết phải di dời trước mùa mưa lũ năm 2022 để đảm bảo tính mạng và tài sản của nhân dân. Tuy nhiên việc sạt lở này xuất hiện sau cơn lũ lịch sử năm 2018, trong khi đó nhà máy thủy điện Bản Ang đi vào hoạt động tháng 4- 2017, ngoài ra nhà của 6 hộ dân đều nằm trên cốt ngập.  Như vậy có thể khẳng định, nguyên nhân sạt lở chính là do thiên tai, cụ thể là do cơn lũ lịch sử năm 2018, trong trận lũ đó bản thân nhà máy cũng bị thiệt hại nặng nề. Việc chính quyền cấp xã và huyện Tương Dương bắt nhà máy phải chịu trách nhiệm chính là chưa công tâm có biểu hiện áp đặt, chèn ép doanh nghiệp”

Để rõ hơn ông cho chúng tôi tiếp cận công văn số 26 của Công ty gửi ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vào ngày 22/6/2020, trong đó nêu các vấn đề sau.

Việc nứt nẻ nhà của các hộ dân là có thật và việc di dời là cấp thiết, vì vậy chính quyền các cấp phải có phương án cụ thể để di dời để đảm bảo cuộc sống và ổn định cho người dân trước mùa mưa lũ năm 2020. Trong quá trình xây dựng nhà máy, công tác đền bù GPMB công ty đã hoàn thành và có nghiệm thu và báo cáo lên các cấp chính quyền. Công ty đã được UBND tỉnh Nghệ An cho phép tích nước để vận hành nhà máy. Mốc ranh giới phạm vi đường viền lòng hồ công ty đã bàn giao cho địa phương quản lý. Về việc 6 hộ dân bị có nguy cơ sạt lở nằm trên cốt ngập lòng hồ nhà máy thủy điện Bản Ang và xảy ra sau đợt lũ lịch sử năm 2018.

Công văn này cũng nêu rõ “tại buổi làm việc của đoàn công tác liên ngành do sở NN và PTNT chủ trì có kết luận: Nguyên nhân gây sạt lở là do thiên tai lũ lụt, ảnh hưởng của các phương tiện giao thông hạng nặng, kết hợp với việc nâng cấp cải tạo nhà ở công trình phụ của các hộ dân làm gia tăng tại trọng lên nền đất và do quá trình tích nước của thủy điện Ban Ang. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân cần có sự đánh giá của các chuyên gia và các nhà khoa học. Việc UBND huyện Tương Dương để xuất áp đặt công ty phải bố trí kinh phí để đền bù cho các hộ dân nêu trên là không thỏa đáng”. (UBND huyện để xuất kinh phí để di dời ở văn bản số 1069/UBND.NL ngày 27/12/2019 -PV).

Ngoài ra công văn số 26 của công ty cũng nêu rõ, thiệt hại của các hộ dân là từ thiên tai, vì vậy đề nghị UBND tỉnh cân đối trong quỹ phòng chống thiên tai và ngân sách nhà nước. Trên tinh thần tương thân, tương ái lãnh đạo công ty sẽ báo cáo hội đồng cổ đông để hỗ trợ một phần cho các hộ dân nói trên.

Các ngôi nhà nằm chênh vênh bên bờ sông

Cần có một phương án di dời hợp tình hợp lý

Còn nhớ trận lũ lịch sử năm 2018 đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới 14 hộ dân tại bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An). Việc di dời mang tính cấp bách được thực hiện bằng một  phương án hợp tình hợp lý của các cấp chính quyền. Điều đó được thể hiện trong thông báo số 607/TB-UBND ngày 11/10/2019 về  kết luận của ông Lê Ngọc Hoa - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tại buổi làm việc giải quyết hỗ trợ di dời các hộ dân bản Xiêng Hương- xã Xá Lượng - huyện Tương Dương. Hay như thông báo số 312/ TB - UBND ra ngày 17/06/2020 về kết luận ông Lê Ngọc Hoa - phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng về việc trên. Cả hai thông báo đó đều nêu rõ nguồn kinh phí để hỗ trợ di dời đều trích từ các quỹ phòng chống thiên tai, ngân sách tỉnh và các nguồn quỹ khác. Riêng hai nhà máy thủy điện tại khu vực đó theo thông báo số 607/TB-UBND đề nghị ủng hộ mỗi đơn vị tối thiểu 1 tỷ đồng, do có một phần tác động vào việc sạt lở.

Trở lại với vấn đề di dời 6 hộ dân tại bản Khe Kiền, Ông Chủ tịch hội đồng quản trị - Công ty CP thủy điện Nậm Mô Nậm Nơn cho biết “ việc 6 hộ dân cần di dời tại bản Khe Kiền, cũng giống như việc di dời 14 hộ dân tại bản Xiêng Hương, nguyên nhân chính là từ thiên tai. Vậy tại sao việc di dời 6 hộ dân không thực hiện như phương án di dời 14 hộ dân ở Xiêng Hương, nếu làm được như vậy công ty chúng tôi sẽ rất đồng tình và báo cáo tới các cổ đông để ủng hộ một phần kinh phí. Sự thật thì từ năm 2018 đến nay, Nhà máy thủy điện Nậm Nơn của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng đã bấm bụng hỗ trợ nhiều đợt với tổng số tiền 2,925 tỷ đồng cho dân khu vực thượng hạ lưu của nhà máy” Trao đổi thêm với chúng tôi Ông cho hay “ba nhà máy thủy điện gồm NMTĐ Nậm Mô, Nậm Nơn và Bản Ang do chúng tôi quản lý vận hành có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, trong đó có 741,036 tỷ là vốn do các cổ đông góp. Còn lại là vốn vay các ngân hàng thương mại với lãi suất 10%/ năm mà thời gian phải trả hết vốn vay là 12 năm. Như vậy mỗi năm công ty phải trả cả lãi và gốc khoảng 190 tỷ đồng. Trong ba năm trở lại đây, chỉ có năm 2018 là có cổ tức để chia với mức 2%, còn năm 2019 thì thu không đủ chi, không có cổ tức để chia và phải vay thêm tiền để trả ngân hàng, năm 2020 tình hình sẽ còn khó khăn hơn. Đến nay muốn vay thêm cũng không ai cho vì không có tài sản thế chấp mà chính quyền địa phương còn áp đặt như vậy là làm chúng tôi thở không nổi”.

Sạt lỡ gần tới móng nhà

Thiết nghĩ việc di dời 6 hộ dân nêu trên là cấp bách, nhất là mùa mưa lũ đang cận kề. Tuy nhiên cần xác định nguyên nhân cụ thể, không phải bất cứ thiệt hại nào cũng đổi lỗi cho các doanh nghiệp, các nhà máy. Việc chính quyền huyện Tương Dương có biểu hiện áp đặt cho doanh nghiệp là không công bằng. Đừng để các nhà đầu tư gặp phải tình cảnh “trên rải thảm dưới rải đinh” việc làm đó vô tình ép chết doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế đất nước.

Ngọc Giáp/Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/chinh-quyen-dia-phuong-co-dang-ap-dat-doanh-nghiep.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)