1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Hà Nội
  4.  › 
  5. Tin tức Hà Nội

Phòng VH&TT Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

01/10/2019
Những năm gần đây, bảo tồn di tích nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và của toàn xã hội, thật sự tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, Phòng VH&TT huyện Hoài Đức đã có nhiều biện pháp phối hợp, tham gia bảo tồn và phát huy giá trị.

Tổng thể di tích di tích Đền Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội

Thực hiện Kế hoạch số 11/ KH - VHXH ngày 02-5-2019 của HĐND thành phố Hà Nội về Khảo sát công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 29-7-2016 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 15-12-2016 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020,… Phòng VH&TT huyện Hoài Đức đã tuyên truyền, phổ biến đến chính quyền cơ sở tại các xã, thị trấn về tầm quan trọng của việc bảo tồn và gìn giữ các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện, kết hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan kịp thời tu bổ, chống xuống cấp một số di tích có giá trị, góp phần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương.

Dựa trên sự chỉ đạo của UBND huyện Hoài Đức về thực hiện tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị các di tích: Phòng VH&TT đã chỉ đạo phòng văn hóa các xã, thị trấn, chủ đầu tư các dự án tu bổ di tích trên địa bàn huyện nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước. Qua đó, các phòng ban liên quan, UBND các xã, thị trấn, các chủ đầu tư các dự án tu bổ tôn tạo di tích trên địa bàn huyện đều tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước trong tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

Bên cạnh đó, hàng năm Phòng VH&TT đều ban hành các văn bản yêu cầu phòng VH&TT các xã, thị trấn và các phòng ban liên quan tăng cường công tác quản lý di tích trên các phương diện: tu bổ tôn tạo, đảm bảo an ninh an toàn cho di tích và hiện vật tại di tích, an toàn phòng chống cháy nổ, không tiếp nhận hiện vật và di chuyển hiện vật không phù hợp ra khỏi khuôn viên di tích.

Đối với công tác thông tin, tuyên truyền về bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị các di tích: Phòng VH&TT chỉ đạo Phòng VH&TT các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ, giữ gìn khuôn viên, cảnh quan di tích; đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc bảo vệ cũng như trùng tu, xây dựng, phục dựng, sửa chữa di tích trên địa bàn. Ngoài ra, Phòng VH&TT huyện còn chỉ đạo Trung tâm VHTT-TDT huyện có kế hoạch triển khai tuyên truyền trên hệ thống phát thanh từ huyện đến cơ sở nhằm phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân để từ đó góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn huyện.

Đối với công tác tu bổ, phục hồi và phát huy các giá trị di tích: nhận thức được tầm quan trọng của việc tu bổ, phát huy giá trị các di tích, Phòng VH&TT đã phổ biến công văn của UBND huyện, chỉ đạo chủ đầu tư trong suốt quá trình tu bổ tôn tạo, bảo quản các di tích phải chủ động lựa chọn, phối hợp với các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công có đủ chuyên môn, năng lực điều kiện hành nghề lập dự án quy hoạch tu bổ tôn tạo di tích, thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình theo hồ sơ quy định.

Tuy nhiên, việc đầu tư tôn tạo, chống xuống cấp di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Nhiều di tích xếp hạng cấp Quốc gia, cấp thành phố bị hư hỏng không được tu bổ kịp thời và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác tu bổ tôn tạo di tích còn hạn chế; các di tích đều là di tích cổ, có niên đại lâu năm với chất liệu gỗ trải qua nhiều biến cố của lịch sử bị xuống cấp và hư hại; sự phối hợp giữa các cấp chính quyền chưa chặt chẽ…

Xuất phát từ tình hình thực tiễn, thời gian tới, Phòng VH&TT huyện Hoài Đức xác định để công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa thực sự đạt hiệu quả, cần phải sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Thông qua đó, nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Hương Giang/ Môi trường Xã hội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)