1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Hà Nội
  4.  › 
  5. Tin tức Hà Nội

Những giải pháp đảm bảo an toàn lưới điện cao áp của Sở Công Thương Hà Nội trong năm 2021

12/11/2021
Sở Công Thương Hà Nội đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn lưới điện cao áp và thông tin về tình hình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; đồng thời đưa ra các giải pháp cấp bách nhằm đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Thủ đô cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước. Với  tốc độ đô thị hóa nhanh, các vi phạm về hành lang an toàn lưới điện cao áp và vi phạm sử dụng điện ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của Ngành điện và kết quả giám sát thực tế trong 10 tháng đầu năm 2021 đã xảy ra 147 vụ sự cố hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (HLBVATLĐCA) trong đó sự cố liên quan đến diều 93 vụ, sự cố liên quan đến cây 19 vụ, sự cố liên quan đến bóng bay là 35 vụ, còn lại là do lấn chiếm, do thi công không đảm bảo an toàn gây ra.

Vi phạm hành lang lưới điện 500kV là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng và ngừng giảm cấp điện toàn Thành phố.

Sở Công Thương Hà Nội được thành phố Hà Nội giao là Thường trực Ban chỉ đạo phát triển điện lực thành phố Hà Nội tại Quyết định số 411/QĐ-UBND ngày 22/8/2018, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ HLBVATLĐCA. Với vai trò là thường trực Ban chỉ đạo hàng năm, Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện của Ban chỉ đạo Thành phố, trong đó giao trách nhiệm cho từng thành viên Ban chỉ đạo là các Sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp phấn đấu giảm trên 30% số trường hợp vi phạm còn tồn đọng, không để phát sinh vi phạm mới trên địa bàn.

Triển khai chương trình công tác của UBND Thành phố, hàng năm Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch chi tiết, cụ thể phối hợp với các thành viên trong ban chỉ đạo: Công an thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng, các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã , Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp (Công ty truyền tải điện 1, Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty lưới điện cao thế thành phố Hà Nội) thực hiện xử lý triệt để các hành vi vi phạm HLBVATLĐCA, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ sự cố có thể xẩy ra gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người, ảnh hưởng đến cung cấp điện liên tục cho hệ thống lưới điện.

Trong năm 2021, Sở Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết triệt để di dời 11/34 bãi tập kết vật liệu xây dựng, cửa hàng, kios kinh doanh nằm trong hành lang lưới điện cao áp, tiềm ẩn nguy cơ vi phạm. Kịp thời ban hành văn bản đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra ngăn chặn, xử lý hành vi thả diều, vật bay gần đường dây cao thế để xảy ra sự cố ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện, nhất là trong giai đoạn cao điểm mùa hè, mùa mưa bão. Đối với lưới điện 500kV, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch 3435/KH-SCT ngày 29/7/2021 triển khai nhiệm vụ đảm bảo an toàn hành lang lưới điện truyền tải 500kV trên địa bàn thành phố Hà Nội theo nhiệm vụ tại Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án đảm bảo an ninh, trật tự hệ thống truyền tải 500kV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kiểm tra, hướng dẫn xử lý, khôi phục và duy trì cấp điện tại nhiều tuyến đường dây trọng yếu 500kV tại xã Vân Tảo, huyện Thường Tín; đường dây 220kV tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông và nhiều vi phạm hành lang lưới điện đường dây 110kV tại các quận, huyện: Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh trì, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm. Đến nay ghi nhận tại các điểm vi phạm, chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo thực hiện việc tháo dỡ, di chuyển các công trình vi phạm nằm trong hàng lang, đơn vị quản lý vận hành lưới điện đã báo cáo cấp có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý vi phạm và phối hợp, hướng dẫn áp dụng các biện pháp cảnh báo, ngăn ngừa vi phạm tái diễn.

Trong năm 2020 và hết quý III/2021, Sở Công Thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân TP Hà Nội quyết định xử phạt các cá nhân và tập thể sử dụng phương tiện thi công gây chấn động làm hư hỏng, sự cố lưới điện với tổng số tiền là 500.000.000 đồng với các lỗi vi phạm chủ yếu là: lái xe thi công vi phạm khoảng cách với đường dây điện cao áp gây sự cố; khoan, đào vào cáp ngầm cao áp… mặc dù đơn vị chức năng đã cắm biển cảnh báo trên toàn tuyến.

Sở Công thương Thành phố Hà Nội thường xuyên phối hợp kiểm tra đảm bảo HLATLĐCA cũng như chỉ ra nhiều nguyên nhân gây mất an toàn.

Về tham mưu, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ HLATLĐCA, Sở Công Thương Hà Nội năm 2021 đã chủ động báo cáo UBND Thành phố để tiến hành nghiên cứu, dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 76/2014/QĐ-UBND ngày 08/10/2014 của UBND Thành phố ban hành quy định xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang lưới điện cao áp trên địa bàn Thành phố; dự thảo sẽ trình UBND Thành phố phê duyệt trong tháng 11 năm 2021. Quy định sau khi được ban hành sẽ phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong công tác quản lý đảm bảo an toàn điện là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu với tình hình thực tiễn hiện nay.

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội kéo dài nhưng với sự nỗ lực của các thành viên Ban chỉ đạo phát triển điện lực Thành phố và của Ban chỉ đạo phát điện điện lực các quận, huyện, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xử lý giảm được 30/100 điểm vi phạm đối với lưới điện, đến cuối năm 2021 toàn Thành phố còn tồn tại 71 điểm vi phạm, đạt mục tiêu giảm số điểm vi phạm do Thành phố giao.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết Hà Nội sẽ phấn đấu đến hết năm 2022 giảm hết số trường hợp vi phạm, không để phát sinh vi phạm mới trên địa bàn. Để giảm thiểu hết số trường hợp đang còn vi phạm, ngăn chặn kịp thời nguy cơ vi phạm gây sự cố hệ thống lưới điện, Sở Công Thương đưa ra các biện pháp nhằm khuyến cáo, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân sinh sống, thi công xây dựng nhà ở, công trình gần HLBVATLĐCA như sau:

Đối với đường dây dẫn điện cao áp trên không:

Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.

Thoả thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.

Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

Trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp được quy định tại Điều 10, Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.

Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.

Dùng cẩu thi công xây dựng vi phạm hàng lang an toàn lưới điện 110kV.

Đối với đường cáp điện ngầm:

Cấm đào hố, chất hàng hoá, đóng cọc, trồng cây, xây dựng nhà ở và các công trình khác, thả neo tàu thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

Cấm thải nước và các chất ăn mòn cáp, trang thiết bị vào hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm.

Trường hợp thải nước và các chất khác ngoài hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm mà có khả năng xâm nhập, ăn mòn, làm hư hỏng cáp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở, công trình có nước, chất thải phải có trách nhiệm xử lý để không làm ảnh hưởng tới cáp.

Khi thi công các công trình trong đất hoặc nạo vét lòng sông, hồ trong phạm vi hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm, bên thi công phải thông báo trước ít nhất mười ngày cho đơn vị quản lý công trình lưới điện và phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đường cáp điện ngầm.

Vi phạm hành lang an toàn do khoan, đào vào đường cáp ngầm 110kV.

Đối với trạm điện:

Không được xây dựng nhà ở, công trình và trồng các loại cây cao hơn 2 mét trong hành lang bảo vệ an toàn trạm điện; không xâm phạm đường ra vào của trạm.

Nhà ở, công trình xây dựng gần hành lang bảo vệ của trạm điện phải bảo đảm không làm hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của trạm.

Lấn chiếm trạm biến áp vi phạm hành lang trạm biến áp

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/nhung-giai-phap-dam-bao-an-toan-luoi-dien-cao-ap-cua-so-cong-thuong-ha-noi-trong-nam-2021-p35485.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)