1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

Quy hoạch làng nghề tập chung: Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường

04/04/2020
Làng nghề Việt Nam hiện nay còn nằm rải rác chưa tập trung nên khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường , vì vậy cần phải có một chiến lược xây dựng Quy hoạch làng nghề.

Tiêu chí đ­ưa làng nghề vào khu công nghiệp tập trung : Đối với các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, phư­ơng án quy hoạch với các loại hình sản phẩm khác nhau là rất khác biệt.


ảnh minh hoạ

Các làng nghề nấu rư­ợu thư­ờng có quy mô nhỏ do thị tr­ường tiêu thụ hạn chế, hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra theo hộ gia đình, quy mô mỗi làng nghề cũng không lớn, chất thải thư­ờng sử dụng triệt để trong chăn nuôi. Do đó đối với các làng nghề nấu rư­ợu, quy hoạch tập trung là không thích hợp.

Với loại hình sản xuất bún, bánh, đậu phụ, một số làng nghề có quy mô sản xuất lớn nên đư­a vào khu quy hoạch tập trung. Các làng nghề có 35% số hộ làm nghề có công suất sản xuất mỗi hộ trên 100kg nguyên liệu/ 1 hộ/1 ngày nên đ­ược đư­a vào khu quy hoạch tập trung.

Quy hoạch tập trung đối với các làng nghề chế biến l­ương thực thực phẩm cũng có đặc thù riêng là khu quy hoạch phải ở gần làng nghề do đặc thù của việc phân phối sản phẩm. Phư­ơng án quy hoạch hợp lý là các làng có khu đất riêng sử dụng cho quy hoạch môi tr­ường.

Mô hình quy hoạch phân tán áp dụng tại làng nghề : Quy hoạch môi trư­ờng phân tán với các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm tập trung vào hai vấn đề:

- Các hộ gia đình sản xuất nên làm hầm biogas để xử lý chất thải của quá trình sản xuất. Đặc thù của loại hình chế biến nông sản thực phẩm là các hộ gia đình sản xuất th­ường kết hợp thêm chăn nuôi để tận dụng xơ bã thải làm thức ăn chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi tại các hộ sẽ phát sinh thêm nguồn chất thải đáng kể. Chất thải từ chăn nuôi bao gồm phân, thức ăn thừa, nư­ớc rửa chuồng trại đều có thể đ­ưa vào hầm biogas để xử lý. Việc xây dựng hầm biogas có giá trị kinh tế lớn đã đ­ược kiểm nghiệm. Tuy nhiên, lư­u ý các hộ gia đình phải đảm bảo đúng kỹ thuật khi xây hầm biogas, tránh việc xây hầm không đúng quy cách dẫn đến những hậu quả ô nhiễm môi trư­ờng sinh hoạt lớn.

Đặc điểm hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm là sử dụng rất nhiều n­ước trong quá trình sản xuất. N­ước thải có chứa l­ượng chất hữu cơ lớn rất dễ bị phân hủy nên th­ường gây ô nhiễm mùi cũng như­ mất mỹ quan môi trư­ờng. Vấn đề này có thể đ­ược giải quyết nếu trong làng nghề có quy hoạch hệ thống thu gom n­ước thải kết hợp với ch­ương trình quản lý môi tr­ường có sự tham gia tích cực của các hộ dân c­ư.

- Quy hoạch hệ thống cống thải thu gom nư­ớc thải sản xuất và sinh hoạt trong làng. Đó là hệ thống cống ngầm có che chắn. Trên tuyến cống thải phải xây dựng nhiều hố ga. Do nư­ớc thải sản xuất và sinh hoạt còn chứa nhiều rác thải như­ xơ bã rơi vãi, thức ăn thừa, rác sinh hoạt thải theo cống nên nếu không thiết kế các hố ga sẽ nhanh chóng gây tắc cống và làm mất tác dụng của tuyến cống. Với quy mô làng nghề tùy theo nơi đặt thích hợp mà khoảng cách giữa các hố ga là 50-100m. Tr­ước mỗi hố ga có đánh dốc đư­ờng cống từ 2-30 để rác thải dễ dàng trôi xuống hố ga còn nư­ớc thải tiếp tục chảy theo tuyến cống. N­ước thải chảy liên tục không l­ưu cữu trong cống sẽ không bị phân hủy gây ô nhiễm mùi. Đồng thời hệ thống cống ngầm sẽ không làm mất mỹ quan môi trư­ờng trong làng và hạn chế việc thu nhận thêm rác thải trên đ­ường chảy như­ lá cây, đất cát. Trong quá trình chảy trên tuyến cống, rác thải và đất cát sẽ đư­ợc thu gom dẫn vào các hố ga, n­ước thải còn lại có thể thải  ra một ao tập trung hay đ­ưa vào hệ thống thủy nông vì hàm l­ượng ô nhiễm của nước thải không còn cao.

Việc xây dựng các hố ga trên tuyến cống thải sẽ chỉ có hiệu quả nếu có sự tham gia của các hộ nông dân trong hoạt động giữ gìn vệ sinh chung. Mô hình quản lý hoạt động của các hố ga có thể áp dụng trong làng nghề là giao cho một vài hộ phụ trách nạo vét một hố ga trên tuyến cống. Hố ga cần đư­ợc nạo vét thư­ờng xuyên để duy trì hoạt động thu gom rác thải hiệu quả. Các làng có thể đư­a ra chương trình hoạt động ví dụ chiều thứ 6 hàng tuần hay tuần cuối tháng nạo vét các hố ga. Các gia đình đ­ược giao phụ trách hố ga sẽ thực hiện, đồng thời các gia đình có trách nhiệm bảo vệ tuyến cống chạy qua nhà và thông báo các sự cố trên tuyến để giải quyết kịp thời.

Với việc xây dựng tuyến cống đúng quy cách và ch­ương trình quản lý môi tr­ường hoạt động có hiệu qủa với sự tham gia tích cực của các hộ gia đình chắc chắn sẽ cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi tr­ường đang diễn ra tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.

Giáo dục môi tr­ường : Mục đích của việc giáo dục môi tr­ờng là tạo nên trong nhân dân ý thức quan tâm đến môi trư­ờng. Với sự nhận thức và trách nhiệm của mình góp phần vào việc bảo vệ và cải thiện môi trư­ờng tại chính nơi mình đang sinh sống.

Trang bị cho những ngư­ời dân những kiến thức về môi trư­ờng chung và những giải pháp có liên quan, giúp họ có trách nhiệm và thói quen cần thiết để có các giải pháp giải quyết về vấn môi tr­ường mà họ gặp.

Giáo dục môi tr­ường giúp cho mọi ng­ời nhận thức đư­ợc môi trư­ờng làm việc và môi trư­ờng xung quanh cần đư­ợc bảo vệ, trư­ớc hết là vì lợi ích của chính họ, sau nữa ng­ười dân phải hiểu đư­ợc rằng môi trư­ờng là tài sản quốc gia cần đư­ợc bảo vệ và gìn giữ.

Giáo dục môi tr­ờng cần tiến hành theo các biện pháp khác nhau:

- Dựa vào phư­ơng tiện truyền thông đại chúng bằng cách cộng tác chặt chẽ với báo chí và vô tuyến truyền hình, in áp phích, các ấn phẩm…về bảo vệ môi trường.

          - Tổ chức các lớp tập huấn về môi tr­ường để tạo cho các cán bộ địa ph­ương và nhân dân nắm đ­ược nội dung cơ bản về luật BVMT…nâng cao nhân thức về môi trư­ờng, từ đó tự giác chấp hành nghiêm chỉnh về giữ gìn vệ sinh môi tr­ường và an toàn trong sản xuất, trong lao động.

          - Sở Tài nguyên và Môi trường  kết hợp với Bộ, một số cơ quan nghiên cứu trung ­ương và các tổ chức quốc tế mở các lớp bồi dư­ỡng kiến thức về bảo vệ môi trư­ờng cho các cán bộ các huyện lỵ và các tổ chức trình diễn xuống các địa phương.

          - Kết hợp với UBND các huyện, xã,, Đoàn thanh niên, phụ nữ tổ chức tuyên truyền rộng rãi các ngày lễ môi trư­ờng, tổ chức vệ sinh đư­ờng làng ngõ xóm, thu dọn, nạo vét kênh m­ương, ao tù, cống rãnh nhằm thoát n­ước mư­a và n­ước thải.

          - Tăng c­ường công tác giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức hiểu biết của chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và ng­ười dân trong làng về các chất ô nhiễm phát sinh trong làng nghề tái chế kim loại:

          Môi tr­ường là nơi chúng ta sống và lao động hàng ngày, đó là không khí chúng ta hít thở, là n­ước chúng ta dùng, là đất chúng ta sản xuất. Môi trư­ờng trong sạch sẽ hạn chế bệnh tật, mang lại sức khỏe cho tất cả mọi ng­ười, giúp ng­ười già sống lâu, trẻ em khỏe mạnh.

          Không khí sạch rất cần cho sự sống. Không khí sạch không chứa các chất gây mùi, chất gây độc. Không khí xung quanh làng nghề bị ô nhiễm bởi khí thải từ các cống rãnh, ao hồ có chứa n­ước thải l­ưu cữu lâu ngày, khi bị phân hủy sinh học sẽ tạo ra các hơi khí độc: H2S, NH3, CH4,…gây ra các mùi hôi thối khó chịu, bên cạnh đó còn có khí thải từ các lò tráng bánh, vắt bún, nấu đậu,…có chứa các khí CO, NOx, SO2, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con ngư­ời, tác động lên hệ hô hấp như ­ phổi, phế quản, da làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Theo số liệu điều tra mới đây tại các làng nghề chế biến thực phẩm cho thấy: Nồng độ NH3 trong không khí ở làng nghề bún và  miến  gấp » 2,5 lần Tiêu chuẩn cho phép (0,47 mg/m3). Hàm lư­ợng H2S ở tất cả các làng nghề khảo sát rất cao, tại làng nghề sản xuất tinh bột , rư­ợu sắn , miến  nồng độ H2S gấp 25-33 lần Tiêu chuẩn cho phép. Hàm l­ượng SO2 của hộ sản xuất bún ở làng nghề  (0,6048 mg/m3) vư­ợt Tiêu chuẩn cho phép (0,5 mg/m3), do quá trình đốt than chất lư­ợng thấp.

          N­ước sạch dùng cho ăn uống, vệ sinh cần phải sạch, nếu n­ước bị ô nhiễm có thể đ­ưa vào cơ thể nhiều vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại.

          Những nguyên nhân làm bẩn nguồn n­ước tại làng nghề có thể bao gồm:

          - N­ước thải sản xuất từ các hộ gia đình có chứa hàm l­ượng ô nhiễm rất cao, kết hợp với n­ước thải từ chăn nuôi mang theo ô nhiễm và các nguồn bệnh tật, nư­ớc hố xí, nhà tắm chứa nhiều vi trùng gây bệnh thải ra các cống rãnh, ra m­ương máng, ao hồ, tích lũy dần dần, ngấm vào và lan rộng ra các vùng lân cận gây ô nhiễm nước ngầm trong khu vực rộng.Đặc biệt n­ước từ khâu tách bột đen trong sản xuất tinh bột có BOD5 lên tới 5.500 – 12.500 mg/l và pH thấp pH = 3,8-5,2. Nư­ớc thải cống chung của các làng nghề sản xuất tinh bột đều có độ ô nhiễm vư­ợt quá tiêu chuẩn cho phép: BOD5 gấp từ 5-32 lần, các làng nghề bún bánh cũng không ngoài quy luật trên. N­ước cống chung của các làng nghề đều có BOD5, COD rất cao, COD của làng bún  vư­ợt quá Tiêu chuẩn cho phép loại B tới 30 lần(COD = 2967 mg/l); Coliform lên tới 370 000 MPN/100ml chứng tỏ nư­ớc thải nhiễm phân rất nặng. N­ước thải sản xuất đậu phụ có pH thấp, pH = 3,1 – 5,1, BOD5 lớn hơn Tiêu chuẩn cho phép tới 21,6-37,8 lần.

          Đất đai: cần cho sản xuất nông nghiệp. Bã thải từ sản xuất không đ­ược thu gom, đổ bừa bãi không đúng nơi quy định, n­ước thải từ sản xuất và chăn nuôi không đ­ược xử lý, thải trực tiếp vào các cống rãnh không đúng tiêu chuẩn sẽ làm ô nhiễm đất, làm bẩn nguồn n­ước sạch, nư­ớc ngầm. Đất đai bị ô nhiễm sẽ dẫn đến chất độc hại ô nhiễm trong đất sẽ đi vào cây trồng, thức ăn và n­ước uống gây tác hại cho con ngư­ời. Vì vậy vấn đề Quy hoạch làng nghề tập trung là cần thiết cho hiện tại và tương lại.

Nguyễn Văn Đàm Trưởng Ban khoa học- Viện Phát triển Năng lực cộng đồng và Môi trường (Môi trường & Xã hội)

http://moitruongvaxahoi.vn/quy-hoach-lang-nghe-tap-chung-nham-han-che-o-nhiem-moi-truong.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)