1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

Nhiều tỉnh thành cần trợ lực để nông sản bứt tốc

21/05/2020
Hiện nay, nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản đặc trưng của nhiều vùng do chưa được đầu tư đúng mức nên chưa tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để nâng tầm cho những sản phẩm này, nhiều địa phương đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ như truy xuất nguồn gốc, quảng bá nhằm giúp sản phẩm mở rộng thị trường, tăng doanh thu trong thời gian tới.

Nhều tỉnh thành cần trợ lực để nông sản bứt tốc

"Mỗi xã 1 sản phẩm"

Để đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP, Từ đầu năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt vốn đầu tư đề án khoảng 290 tỷ đồng vào đề Đề án OCOP tỉnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, Tổng Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn khảo sát, điều tra đánh giá các sản phẩm truyền thống trên địa bàn.

Cụ thể, xã Bình Phú đã chọn cây nén làm sản phẩm để xây dựng thương hiệu và “Nén Bình Phú” vừa được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.

Được biết, cây nén là cây trồng truyền thống của xã Bình Phú (Bình Sơn) có đặc tính và mùi vị rất đặc biệt. Tuy nhiên, những năm qua, những loại nén kém chất lượng hơn được trà trộn bán với giá thấp, khiến cho nén Bình Phú khó cạnh tranh được trên thị trường.

Ông Lê Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ với báo chí về việc phê duyệt và thực hiện Đề án OCOP chủ yếu tập trung vào hai nhóm, nhóm thứ nhất ưu tiên hoàn thiện, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm đã có và nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mới. Cùng với đó, tạo sức bật cho nông thôn mới, bởi nó có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất của chương trình nông nông mới, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn.

Truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng

Không chỉ có tỉnh Quảng Ngãi, nhiều tỉnh thành ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã  xác định việc truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn chất lượng là việc làm quan trọng để một sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Theo đó, hồi đầu năm nay tỉnh Hậu Giang hai sản phẩm đầu tiên là mãng cầu, cá thát lát của cơ sở sản xuất trà mãng cầu Diễm Phượng và Hợp tác xã nông nghiệp Kỳ Như đã được tham gia đề án Quản lý - truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông thủy sản do Sở Công Thương tỉnh chủ trì. Trong quá trình tham gia đề án, chủ cơ sở sẽ được hỗ trợ 50% chi phí dán tem truy xuất, cập nhật các thông tin liên quan bằng phần mềm quản lý trên máy tính, bổ sung thiết kế logo và hình ảnh sản phẩm, kích hoạt tem QR Code… Mục đích giúp bà con nông dân an tâm sản xuất, người tiêu dùng có thông tin đầy đủ về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu. Từ đó, góp phần tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn, nhất là ở những thị trường khó tính.

Tương tự, Sóc Trăng là một tỉnh nông nghiệp với nhiều sản phẩm chủ lực nên tỉnh này đã mở rộng quy mô truy xuất nguồn gốc qua ứng dụng công nghệ thông tin để sản phẩm của tỉnh phát triển. Theo đó, qua sự phối hợp giữa các Sở, ngành gồm Công Thương, Nông nghiệp với Trung tâm Kinh doanh VNPT Sóc Trăng, hàng triệu tem truy xuất nguồn gốc đã được phát hành và có 50 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng cho các sản phẩm như: gạo, mắm cá rô, trà mãng cầu, bánh pía, khô trâu… Sau khi sử dụng hình thức này, nhiều DN, hợp tác xã của Sóc Trăng đã ổn định thị trường, mở rộng quy mô thị trường ra ngoài tỉnh.

Cũng đang thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc cho các nông phẩm như xoài, dưa lưới, cà chua bi… Sở Công Thương An Giang cho biết, đến nay, hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự tham gia tích cực của nhiều DN, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ sản xuất, do Sở Công Thương quản lý và vận hành.

Cùng với dán tem truy xuất, tạo đầu ra bằng quảng bá, xúc tiến thương mại cũng là giải pháp được các địa phương trong vùng ĐBSCL chú trọng trong năm 2020. Cụ thể, thông qua các hội chợ kết nối cung - cầu ở TP. Hồ Chí Minh và hội chợ quảng bá hàng Việt tại các địa phương trên cả nước các tỉnh ĐBSCL mang nông sản giới thiệu, tìm nhà phân phối. Ngoài ra, Sở Công Thương các tỉnh đang kết nối với Tham tán thương mại ở nước ngoài để tìm đối tác có nhu cầu, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu. Chẳng hạn Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang dự kiến tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam kết nối cung cầu “Người Việt - Hàng Việt” vào tháng 11/2020; Kiên Giang dự kiến đưa DN trong tỉnh tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam 2020 tại Campuchia vào tháng 11/2020….

Nguyễn Tuệ/Doanh nghiệp và Thương hiệu

http://doanhnghiepthuonghieu.vn/nhieu-tinh-thanh-can-tro-luc-de-nong-san-but-toc.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)