1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong: 'Bà đỡ của người dân nghèo'

17/11/2020
Quế Phong là một huyện nghèo của tỉnh Nghệ An nói riêng và của cả nước nói chung. Bởi vậy huyện nhà được sự quan tâm của Đảng và nhà nước bằng các chương trình phát triển kinh tế. Trong đó nổi bật lên tính hiệu quả từ vốn vay từ ngân hàng CSXH, nó đã thực sự giúp nhiều hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giả một cách bền vững.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, tường được ghép gạch men trắng đẹp. Và khoảng sân rộng, lát bằng gạch hoa trên đầu được che bằng mái tôn lạnh. Chị Lô Thị Miên ở Kim Sơn, chủ nhân của của căn nhà tâm sự với chúng tôi trong niềm hạnh phúc, tự hào. Chị cho biết “thực không ngỡ được cuộc đời chị lại thoát được nghèo, con cái được đi học hành đàng hoàng, ở tuổi xế chiều chị lại còn xây được cái nhà to đẹp như vậy. Tuy so với nhiều người nhà chị chưa là gì, nhưng với chị đã thấy mãn nguyện lắm rồi. Chú biết không, năm 2005 nhà chị thuộc diện hộ nghèo, nghèo bền vững luôn đó, khi đó tôi được tiếp cận được vốn vay từ ngân hàng CSXH để đầu tư chăn nuôi và đến năm 2015 nhà chị đã thoát nghèo”

“ Nhà chị nếu không có nguồn vốn từ ngân hàng CSXH thì không biết đã trôi về đâu, khi đó chị hai bàn tay trắng lập nghiệp với vô vàn khó khăn” chị Miên cho biết thêm.

Đàn lợn nhà chị Miên được gây dựng lại từ nguồn vốn chính sách sau đại dịch tả.

Được biết năm 2005 chị Miên vay từ ngân hàng CSXH với số tiền 5 triệu đồng mua được 3 con lợn, từ gốc ban đầu đó đàn lợn chị ngày càng nhiều thêm và trở thành nguồn thu nhập chính của gia đinh. Đến kỳ hạn cần trả trả nợ chị bán đi vài con để trả và tiếp tục vay để tái đầu tư vào đàn. Cứ như vậy, trả rồi lại vay để đầu tư nuôi lợn, đến năm 2015 chị đã thoát được nghèo đến nay chị là một hộ có điều kiện kinh tế khá giả trong vùng. Con cái này đã ra lập gia đình và ai cũng có nhà cửa riêng. Riêng năm 2019 do dịch tả mất trắng đàn lớn tổn thất gần 200 triệu, nhưng nhờ đồng vốn ngân hàng CSXH nay gia đình đã gây dựng lại đàn lại với gần 50 con, trong đó có gần 10 con lợn sinh sản.

Nguồn vốn ngân hàng CSXH không chỉ thực hiện tốt  xóa đói giảm nghèo bền vững, mà nó còn góp phần khôi phục và phát triển một số ngành nghề truyền thống của địa phương. Về tới bản Mòng xã Cắm Muộn, một địa phương có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, đập vào mắt chúng tôi là không khí sản xuất nhồn nhịp. Trẻ em tranh thủ sau giờ đến trường hai dâu nuôi tằm, các bà các mẹ ngồi sau khung dệt, đang miệt mài cho ra những chiếc váy, chiếc khăn thổ cẩm phục vụ cho đời sống tinh thần và buôn bán. Trao đổi với chúng tôi chị Lý Thì Hồng cho biết “Bà con ở đây rất vui vì được nhà nước quan tâm, đặc biệt được vay vốn ngân hàng CSXH với lãi suất thấp, nguồn vốn đó họ đã đầu tư chăn nuôi trâu bò, lợn dê … và giúp họ thoát nghèo. Đặc biết nguồn vốn đó họ đầu tư mua các vật liệu và nuôi tằm làm sống lại nghề dệt thổ cẩm”.

Ngôi nhà khang trang chị Miên sau nhiều năm chăn nuôi lợn bằng vốn ngân hàng CSXH.

Ở bản Mòng có gia đình chị Lý Thị Nắm là minh chứng hùng hồn cho việc nguồn vốn từ ngân hàng CSXH mang lại hy vọng cho người dân nghèo như thế nào. Gia đình có người chồng có thần kinh không ổn định không làm được gì với hai đứa con đang nhỏ dại đang tuổi ăn tuổi học. Mọi gánh nặng cơm áo gạo tiền đều dồn lên đôi vai nhỏ bé của chị, gia đình chị đã vay ngân hàng CSXH 13 triệu để sửa nhà và mua một con bê. Tâm sự với chúng tôi chị cho hay “Nhờ ngân hàng chính sách gia đình chúng tôi mới có mái nhà để che mưa che nắng, và mua được con bò, nó đã sinh ra được con bê, có người trả hơn 10 triệu nhưng tôi chưa bán để nuôi thêm thời gian nữa. Cặp bò tài sản lớn nhất của gia đình, là nguồn sống, là hy vọng của gia đình đó chú”

Được biết trong thời gian qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí Thư TW Đảng, Chỉ thị 29 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và các công văn kế hoạch khác của các cấp. Với sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng CSXH Quế Phong và các tổ chức chính trị xã hội khác cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng cấp trên. Trong giai đoạn 2015 - 2020, ngân hàng CSXH Quế Phong đã đạt được những kết quả khả quan. Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong đã cho 18049 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, dư nợ đến tháng 6- 2020 đạt 377.273 triệu đồng. Vốn tín dụng của NHCSXH đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất; đã giúp cho 7.683 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 709 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; 1.182 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; 3.309 hộ gia đình xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; hỗ trợ 3.806 hộ nghèo có nhà ở thông qua chương trình tín dụng ưu đãi; 03 hộ gia đình được vay vốn để xây nhà ở theo NĐ 100/CP, 59 hộ gia đình xây dựng chòi phòng chống bão lũ, tạo việc làm cho hơn 667 hộ gia đình, giúp cho 858 hộ gia đình DTTS nghèo phát triển kinh tế theo các chương trình ưu đãi của Chính phủ. Vốn vay ưu đãi từ NHCSXH được các hộ vay đầu tư mua hơn 7.200 con trâu, bò; tạo ra hàng ngàn việc làm mới; góp phần khôi phục, phát triển một số ngành nghề truyền thống như 03 làng nghề dệt thổ cẩm tại bản Cỏ Nong xã Mường Nọc, bản Đan xã Tiền Phong và bản Mòng xã Cắm Muộn; nhiều mô hình kinh tế VACR được tạo ra tại các địa phương có hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả nguồn vốn ưu đãi được thể hiện rõ nhất là góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn từ 51,44% (2015) xuống còn 24% (6 tháng đầu năm 2020), bình quân mỗi năm giảm 5,48%; góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn; giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng; nâng cao nhận thức, thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất để tạo thu nhập, từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, làm cho nông thôn khởi sắc, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương, gắn kết người nghèo, gắn kết cộng đồng, thắt chặt hơn tình làng nghĩa xóm. Thông qua hoạt động gửi tiền tiết kiệm tổ TK&VV, hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã có ý thức tiết kiệm, dành dụm để tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai.

Vốn ngân hàng CSXH góp phần làm sống lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả của vốn vay ưu đãi của ngân hàng CSXH ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND huyện Quê Phong cho hay “Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của địa phương về thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; phát triển nguồn nhân lực, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu; tập hợp lực lượng, thu hút hội viên, đoàn viên tích cực tham gia hoạt động Hội đoàn thể, làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.”

Cặp bò là tương lai và hy vọng của gia đình chị Nắm có được từ nguồn vốn chính sách.

 Để có những kết quả như trên ngoài nỗ lực của của cán bộ ngân hàng CSXH huyện nhà và sự chỉ đạo đứng đắn kịp thời, đúng đắn lãnh đạo ngân hàng CSXH cấp trên và sự vào cuộc mạnh mẽ của tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời ngân hàng CSXH Quế Phong còn nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo địa phương nơi đây. Tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn vướng mắc. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này ông Nguyễn Khoa Văn, Giám đốc ngân hàng CSXH chi nhánh huyện Quế Phong cho hay. “Đội ngũ những tổ trưởng tổ vay vốn khá có tuổi, nên việc di chuyển bằng xe máy và sử dụng các công cụ hỗ trợ như điện thoại thông minh còn khó khăn. Vì vậy cần trẻ hóa đội ngũ này để đáp ứng được công việc. và sự vào cuộc chưa mạnh mẽ của một số tổ chức chính trị xã hội và một số cá nhân chưa thực sự mạnh mẽ. Rồi một số bộ phận người dân vay vốn còn có tâm lý ỷ lại.

    Theo Ngọc Giáp/Doanh nghiệp & Thương hiệu

http://doanhnghiepthuonghieu.vn/ngan-hang-csxh-huyen-que-phong-ba-do-cua-nguoi-dan-ngheo.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)