1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Thiết yếu
  4.  › 
  5. Thị trường

Hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

26/11/2020
Chiều ngày 23/10, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số đơn vị tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam”. Hội thảo là diễn đàn đa chiều để các nhà hoạch định chính sách, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cùng nhau trao đổi, thảo luận và đưa ra các kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, đưa ra các vấn đề nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn, tạo diễn đàn trao đổi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong việc triển khai các sáng kiến, các mô hình kinh doanh liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Phát biểu tại chương trình, ông Trần Quốc Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trong tiến trình phát triển bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững.”

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn như: đây là xu hướng chung của toàn cầu, chúng ta đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc khuyến khích và tạo cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển, chúng ta đã và đang hướng đến cách mạng 4.0, áp lực của thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn nhận được nhiều sự đồng thuận...

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho Việt Nam như: nhận thức về bản chất của kinh tế tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn gắn với đổi mới công nghệ và thiết kế, thiếu hành lang pháp lý, đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan, đòi hỏi có đội ngũ chuyên gia, đòi hỏi phân loại rác tại nguồn...

Đặc biệt, vấn đề phân loại rác tại Việt Nam vẫn chưa có phương án thật sự tôi ưu. Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng đã có một số sáng kiến tái chế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, trong chiến lược của Unilever, đến năm 2025 tất cả bao bì sản phẩm của công ty đều sử dụng vật liệu có thể tái sử dụng, tái chế hoặc tự phân hủy. Đến năm 2025, Unilever cũng sẽ cắt giảm 50% việc sử dụng nhựa nguyên sinh, cắt giảm dung lượng nhựa sử dụng và sử dụng nhựa tái chế - PCR.Hay như Heineken Việt Nam đã áp dụng mô hình này vào các khâu như: Tái tạo trong khâu nấu bia, Tái sử dụng trong khâu đóng gói, Tái sử dụng trong khâu quản lý chất thải..

Theo Doanh nghiệp & Thương hiệu

https://doanhnghiepthuonghieu.vn/huong-phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-tai-viet-nam.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)