1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Mưu sinh
  4.  › 
  5. Phát sinh

Công ty XKLĐ Vietcom: Bài 1 - Đi Nhật về nước, người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?

29/08/2019
Báo nhận được đơn của công dân Phạm Thị Hường, sinh ngày 21/04/1993, quê quán: xã Trường Thành, huyện An Lão, TP.Hải Phòng, số hộ chiếu: C0780272 do Công an Hải Phòng cấp ngày 16/07/2015.

Đơn của người lao động gửi báo

Báo nhận được đơn của công dân Phạm Thị Hường, sinh ngày 21/04/1993, quê quán: xã Trường Thành, huyện An Lão, TP.Hải Phòng, số hộ chiếu: C0780272 do Công an Hải Phòng cấp ngày 16/07/2015. Theo đơn thư phản ánh, từ ngày 25/01/2015 chị Hường xuất cảnh sang Nhật Bản làm đơn hàng nông nghiệp do Công ty cổ phần cung ứng Nhân lực và Thương mại Vietcom (Công ty XKLĐ Vietcom) đưa đi. Tổng chi phí chị phải đóng là 9.500 USD trong đó, phí đi là 6000 USD, tiền cọc chống trốn là 2000 USD, phí môi giới là 1.500 USD. Trước khi đi Nhật làm việc, chị được công ty cho học 6 tháng tại ngõ 111 Phan Trọng Tuệ - Văn Điển – Hà Nội.

Sang Nhật Bản, chị Hường được bố trí làm công việc chăn nuôi bò sữa ở Công ty TODA FARM tại NAGOYA SHI – AICHIKEN. Hết thời hạn lao động 3 năm, chị về nước ngày 24/01/2019. Từ khi về nước đến nay chị có tìm Công ty Vietcom để đòi lại số tiền đặt cọc 2000 USD (hai nghìn đô la Mỹ) nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì phía doanh nghiệp cho rằng không trực tiếp nhận tiền, không có hóa đơn chữ kí của công ty nên không chịu trách nhiệm. 

Sở dĩ sự việc phức tạp như trên là do trước khi đi Nhật làm việc, chị Hường đến một doanh nghiệp khác có tên Vinacom đăng ký thi đơn hàng nhưng vì ở đây mãi không có đơn hàng nên họ giới thiệu chị sang Công ty Vietcom thi đơn hàng Nông nghiệp. Từ khi trúng tuyển, mọi vấn đề về thủ tục bay, giấy tờ, hay nộp bất cứ khoản tiền gì, ngày nào,… là do ông Nguyễn Ngọc Sơn và bà Nguyễn Thị Minh (cán bộ Công ty Vietcom) quyết định. Nhưng bây giờ chị không biết tìm đâu để lấy lại tiền cho nên chị đã làm đơn gửi đến báo chí nhờ giúp đỡ. Sau khi tiếp nhận đơn thư, phóng viên đã đến Công ty Vietcom tìm hiểu sự việc để thông tin hai chiều. 

Theo đơn thư: Trước khi được công ty Vietcom đưa đi Nhật làm đơn hàng nông nghiệp, hai lao động Phạm Thị Hường (bên phải ảnh) và lao động Hồ Thị Nhiên đã phải đóng hàng nghìn đô la Mỹ tiền cọc chống trốn. Bây giờ hết 03 năm về nước các lao động không biết đi đâu để đòi lại...

Phóng viên đến tầng 19, tòa nhà Vinaconex 9, lô HH2-2 đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Đối điện Keangnam) liên hệ xác minh thông tin hai chiều thì được cán bộ của Công ty XKLĐ Vietcom ra tiếp nhận đơn thư và có nói qua về hai lao động này rồi hứa sẽ xếp lịch để lãnh đạo trả lời báo chí. Tuy nhiên, ngày qua ngày, vẫn "bặt vô âm tín" (ảnh cắt từ video)

Chúng tôi xin chuyển nội dung đơn thư trên đến các cơ quan chức năng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xác minh, làm rõ và trả lời để báo có căn cứ trả lời bạn đọc.

Bạn đọc có thắc mắc gì về lĩnh vực Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng 0988 200 599 để được hỗ trợ

Công ty XKLĐ Vietcom: Bài 2- Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước

Điều tra của Nhân Thịnh/ báo Người Hà Nội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)