1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Mưu sinh
  4.  › 
  5. Phát sinh

Công ty XKLĐ Việt Lực: Bài 2 - Thừa nhận trả lương sai hợp đồng

28/08/2019
Liên quan đến việc Công ty Cổ phần Thương mại và Cung ứng Việt Lực - Viluts (Công ty XKLĐ Việt Lực) địa chỉ số 12, Ngõ 245 Phố Mai Dịch, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội đưa người lao động đi nước ngoài làm việc trả lương không đúng với hợp đồng đã ký nên họ bị về nước trước hạn, vừa qua, ông Hoàng Giang - Phó Tổng Giám đốc Công ty XKLĐ Việt Lực đã có buổi làm việc với phóng viên.

Công ty XKLĐ Việt Lực: Bài 1- Đưa người đi nước ngoài trả lương không đúng với hợp đồng


Trong hợp đồng doanh nghiệp ký với người lao động có đoạn: Trường hợp bồi thường (phạt) hợp đồng khi công ty không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo đúng cam kết 

Theo phản ánh của lao động Phùng Quốc Phương ở Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội, Lê Văn Bảo ở Tam Phúc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, Cấn Khái Mạnh ở Thạch Thất, Phú Kim, Hà Nội Nội, Công ty XKLĐ Việt Lực đã ngang nhiên đưa người đi nước ngoài làm việc sai hợp đồng rồi giũ bỏ trách nhiệm.

Ông Hoàng Giang cho biết: Vừa rồi Công ty XKLĐ Việt Lực có 40 lao động về nước trước hạn khi đang làm việc cho chủ sử dụng người Thổ Nhĩ Kỳ là Công ty Ka Yi ở Algieria. Trong đó có những người sang Algieria làm việc được tới 14 tháng.

Lý do các lao động về nước, vào tháng 12/2018, phát sinh hệ thống ngân hàng ở Algieria bị hạn chế việc chuyển tiền cho nên đã ảnh hưởng đến thời hạn trả lương cho người lao động. Ngay sau khi nhận được thông tin đó, Công ty Việt Lực và Công ty Sona (hai doanh nghiệp ở Việt Nam cùng đưa lao động đến đây làm việc) tổ chức họp đàm phán với đối tác để đảm bảo quyền lợi cho lao động được duy trì, tìm lộ trình, phương thức trả lương mới. Sau khi trao đổi với đối tác đã đi đến thống nhất: Trước đây trong hợp đồng doanh nghiệp cam kết trả lương cho người lao động trong 45 ngày nhưng bây giờ bị chậm đến 65 ngày.


Trên Website của Công ty XKLĐ Việt Lực được giới thiệu rất hoành tráng

Ngay sau khi phương thức trả lương mới thông báo hàng loạt lao động bức xúc không đồng tình với việc doanh nghiệp ngang nhiên tự ý phá vỡ nội dung cam kết trong hợp đồng. Người lao động bỗng nhiên bị chậm lương dẫn đến cuộc sống vô cùng khốn khó. Vì vậy các lao động ồ ạt về nước.

Trước tình hình này, Công ty XKLĐ Việt Lực đã nghĩ hai phương thức thanh lý hợp đồng. Đó là, phương án một, những người nào làm 13,5 ngày trong tháng 01/2019 (tháng 1/2019 lao động chỉ làm có 13 ngày rưỡi) bên đó nếu đồng ý thanh lý hợp đồng bên đó sẽ được hưởng 13, 5 ngày đó và được cộng với số chênh lệch ra 800 USD Mỹ. 800 USD Mỹ là tiền làm 13,5 ngày và chi phí thanh lý hợp đồng. Nếu ai không làm theo phương án một thì 13,5 ngày công họ sẽ được nhận trực tiếp tiền bên đó, số còn lại về nước, Công ty Việt Lực trả.

Những lao động phản ánh đến báo Người Hà Nội đã nhận 800 USD Mỹ ở Algieria, về nước chỉ đến công ty ký thanh lý hợp đồng chứ không có nhận tiền gì nữa. Tuy nhiên, những lao động này lại vẫn tiếp tục kêu cứu vì cho rằng Công ty XKLĐ Việt Lực đã làm sai hợp đồng mà đang… “phủi” trách nhiệm.

Chẳng lẽ 40 người tự nhiên thế chấp nhà cửa, vay mượn ngân hàng sang nước ngoài lại tự bỏ việc “ngon lành” để về nước… thất nghiệp. Dù lý giải ở góc độ nào, Công ty XKLĐ Việt Lực vẫn có dấu hiệu vi phạm hợp đồng. 

Công ty XKLĐ Việt Lực cho rằng việc trả lương chậm, do khách quan nên đã phớt lờ trách nhiệm bồi thường (hoặc) phạt hợp đồng cho người lao động. 

Chúng tôi xin chuyển nội dung trên đến Thanh tra Bộ LĐTB& XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét giải quyết theo thẩm quyền và trả lời báo Người Hà Nội theo quy định.

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599

Công ty XKLĐ Việt Lực: Bài 3 - Vì sao không bồi thường cho người lao động?

Điều tra của Nhân Thịnh/Người Hà Nội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)