1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Mưu sinh
  4.  › 
  5. Phát sinh

Công ty XKLĐ TTC Việt Nam: Bài 1 - Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định Nhà nước

10/09/2019
Câu chuyện từ việc đơn hàng dọn dẹp tòa nhà khách sạn của Công ty Cổ phần Nhân lực TTC Việt Nam (Công ty XKLĐ TTC) vừa tổ chức thi tuyển hoành tráng tại tòa nhà Sông Đà đã gợi mở những góc khuất kinh hoàng của thế giới kinh doanh làm ăn trong lĩnh vực đưa người đi nước ngoài.

Công ty XKLĐ TTC Việt Nam: Bài 1 - Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định Nhà nước

Công ty XKLĐ nhân lực TTC Việt Nam và Công ty XKLĐ kết nối nhân lực Việt bị đình chỉ đưa thực tập sinh sang Nhật Bản

Người lao động trả lời trực tiếp phóng viên về việc Công ty XKLĐ TTC Việt Nam có dấu hiệu vi phạm các quy định Nhà nước  

Cụ thể ngày 17/11/2018, từ sáng sớm, tại tòa nhà Sông Đà, số 30 đường Phạm Hùng (Hà Nội) đã diễn ra cuộc thi tuyển đơn hàng với ngành nghề xin viza là vệ sinh tòa nhà, địa điểm làm việc ở đảo Okinawa. Theo thông tin thông báo đơn hàng, công việc cụ thể của đơn hàng là vệ sinh, dọn dẹp trong tòa nhà, văn phòng, số lượng thực tập sinh (TTS) cần tuyển là 70 nữ, số lượng tham gia thi tuyển là 210 form, độ tuổi từ 19 – 30 tuổi, cao từ 155cm trở lên, tốt nghiệp cấp 3 trở lên có sức khỏe, thuận tay phải, không hút thuốc lá, không săm hình. 

Các TTS phải trải qua thi tuyển thực hành là gấp khăn trải bàn và phỏng vấn trực tiếp, ngày dự kiến nhập cảnh là 06 tháng sau trúng tuyển, trợ cấp đào tạo tháng đầu là 60000 yên… Theo thông tin thì đối tác phía Nhật Bản đến thi đơn hàng này là nghiệp đoàn ASA, xí nghiệp UniMB... (tên nghiệp đoàn và xí nghiệp đã được PV thay đổi) của Công ty XKLĐ TTC Việt Nam. 70 thực tập sinh đã đỗ đơn hàng, đóng tiền và đang được học tại TT2.

Câu hỏi được đặt ra là tuyển nguồn, đơn hàng này đã được báo cáo lên cơ quan quản lý nhà nước hay chưa (thẩm định)?. Liệu tất cả các TTS này đúng là đã có bằng cấp 3?...

Theo như phản ánh của người lao động thì công ty này đã có dấu hiệu vi phạm rất nghiêm trọng đến các quy định của nhà nước khi thu tiền đặt cọc 10 triệu đồng và tư vấn với mức giá “trên trời” (trên 200 triệu đồng). Quy định của nhà nước nêu rõ nghiêm cấm thu tiền trước dưới mọi hình thức và không được thu vượt mức quy định...


Hình ảnh trong buổi thi tuyển đơn hàng. Thông tin bên trên có chữ TTC (được hiểu là Công ty XKLĐ TTC Việt Nam) bên dưới có dòng chữ tiếng Nhật giới thiệu bên phía đối tác Nhật Bản (ảnh cắt từ video clip)

Mặc dù theo thông tin trước đó, Công ty XKLĐ TTC Việt Nam có trụ sở tại Trung tâm thương mại Interserco - Số 2, Đường Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nộinhưng trên trang mạng của Công ty mang tên TTC thì lại ghi là Tòa nhà Green Park, số 33, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội, cơ sở 2 ở tòa nhà MD số 68 Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, số điện thoại đường dây nóng lại của một người đang đứng tên ở Công ty XKLĐ khác.

Điều đặc biệt nữa là số lượng 210 Form TTS này được chọn ra từ 05 khối tuyển dụng mà trên hầu hết Form các nhân viên đều dùng ký hiệu là: SC, KA, MĐ, GP và ATK. Ký hiệu trên các Form của 05 khối tuyển dụng này được ngầm hiểu như sau: những TTS có Form ký hiệu là SC thì tức là được tuyển nguồn ở tòa nhà Simco (đường Phạm Hùng), KA tức là ở tòa nhà Kim Ánh (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy), MĐ tức là ở tòa nhà MĐ số 68 đường Nguyễn Cơ Thạch, GP tức là ở tòa nhà Green Park và ATK tức là ở tầng 02, tòa nhà số 29 phố Trung Kính. Vậy trong 05 khối này có liên hệ với nhau như thế nào? Ở những tòa nhà này công ty XKLĐ nào là đang thực sự đứng tên ký hợp đồng thuê văn phòng?. Có phải cả 05 khối tuyển dụng này đều là cơ quan, văn phòng của Công ty TTC hay không? Tại sao TTS lại làm Form ở số 28 đường Phạm Hùng chứ không phải tại trụ sở Công ty TTC?. Trong 210 người được thi tuyển thì hầu hết được chọn lọc ra từ rất nhiều đầu mối (nguồn) khác nhau mà không phải tất cả đều là nhân sự ăn lương của Công ty TTC. Trong khi theo Luật quy định bắt buộc công ty phải về trực tiếp các địa phương để tuyển dụng chứ không được thông qua môi giới... Thậm chí Trung tâm đào tạo nghề tại Di Trạch, Hoài Đức, Hà Nội cũng được mấy doanh nghiệp sử dụng chung để quảng cáo tràn lan. Từ sự việc này khiến cho người lao động đặt câu hỏi có hay không việc “bán” nguồn qua lại giữa các “tay trong” với nhau để lũng đoạn thị trường?. 

Câu chuyện là doanh nghiệp có bao nhiêu nhân viên, đóng bảo hiểm cho bao nhiêu người?. Hàng năm Doanh nghiệp này đã đưa đi bao nhiêu lao động và vấn đề thu chi tài chính được minh bạch đến đâu để tránh thất thu tiền thuế của Nhà nước?.

Hàng loạt câu hỏi còn bỏ ngỏ này, chúng tôi xin chuyển thông tin trên đến cơ quan Thuế, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) xem xét giải quyết và trả lời báo theo quy định của pháp luật để Báo có căn cứ thông tin hai chiều đến bạn đọc.

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599

Công ty XKLĐ TTC Việt Nam: Bài 2 - Câu chuyện một người "diễn"  vài vai đi tuyển lao động

Điều tra của Nhân Thịnh/Người Hà Nội

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)