1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Hà Nội
  4.  › 
  5. Người Hà Nội

Thói a dua đáng sợ của giới trẻ

14/09/2017
Thói a dua làm hỏng con người, đánh mất mình trong cái đám đông không hình bóng, làm lùn đi cuộc sống tinh thần, trở thành kẻ phá hoại ác độc...

“Hôm nay thấy cư dân mạng xôn xao về việc nhiều bạn nữ đi chụp ảnh sen. Phần nhiều chê trách mấy cô đã xấu còn thích “khoe hàng”. Cá nhân mình thì thấy, mấy bạn làm nghề chụp ảnh, đã nhận tiền của người ta, chụp cho người ta, rồi lại lên mạng nói xấu người ta. Bạn đúng là như con chó dại. Vốn dĩ, con chó nó dễ thương, gần gũi. Nhưng khi nó bị bệnh dại thì nó cắn không từ ai cả. Bạn không có cái đạo đức nghề nghiệp đã đành. Nhiều anh làm báo, nhân thế, cũng nổi cơn dại, lấy đó làm hay, đem lên mặt báo nhà mình chửi đổng. Chó này không dại. Chó này là chó điên”.


Họ chụp cho riêng họ thôi. Chỉ vì mấy anh thợ chụp ảnh thiếu định mức nên a dua khai thác nhiều quá...


Sáng ra đọc được cái status này trên facebook của giảng viên một trường đại học báo chí ở Hà Nội khiến tôi giật mình. Thầy giáo này nói có hơi quá, nhưng lại đánh động đến thói a dua của người Việt mình. Trào lưu chụp ảnh với hoa sen của các cô gái sống ở Hà Nội đã nở rộ mấy năm nay. Niềm mơ ước có được 1 album ảnh với sen sẽ là rất bình thường nếu nó không biến tướng trở thành những kiểu khoe thân lộ liễu và phản cảm giữa đầm sen của không ít bạn trẻ.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì việc a dua chạy theo đã làm cho vấn đề này đi quá xa. Cái yếm các cụ thường mặc trong áo tứ thân. Nhưng khi trời nóng cũng mặc yếm không. Tuy nhiên chỉ mặc ở nhà. Các cô các bà thích chụp ảnh mặc yếm là để lưu lại hình ảnh bên hoa đẹp cảnh đẹp. Họ chụp cho riêng họ thôi. Chỉ vì mấy anh thợ chụp ảnh thiếu định mức nên a dua khai thác nhiều quá...

Lại nói đến thói a dua của người Việt, vụ gần đây nhất là hàng nghìn người hùa nhau tấn công bảo vệ tại công trường nhà máy Samsung tại Thái Nguyên vì tưởng là họ đánh chết công nhân. Nhưng sự thật không phải như vậy.

Rồi việc đánh chết kẻ trộm chó. Có rất nhiều, cực kỳ nhiều người cho rằng đấy là hành động của "dân đen", thiếu am hiểu pháp luật. Lý do này có vẻ đúng. Lần ngược thời gian một chút, vụ đánh chết người trộm chó đầu tiên được ghi nhận xảy ra ở Đồng Nai ngày 08/12/2005, mà sự thực lại là đánh nhầm người vô tội.

Thói a dua thể hiện trong mọi ngõ ngách của đời sống, từ cách ăn, cách mặc cách đi dứng nói năng mà đôi khi để ý, thấy thật kệch kỡm. Không chỉ dừng lại ở đó, ngay trong những tư duy mang tính riêng tư nhất, người ta vẫn bị chi phối kiểu tư duy "người ta sao, mình vậy" .

Trong làm ăn kinh tế thì khi thấy ai đó nuôi con này, trồng cây nọ bán được giá thế là đổ xô vào, rủ nhau vào, mất hết cả suy xét lý trí, bất kể đến chút tư duy đơn thuần nhất là làm thế rồi bán cho ai, kết quả thì sao, mùa sau không ma nào mua, ế , đại hạ giá ... lại làn điệu quen thuộc. Ăn uống thì thành phong trào và luôn là như vậy, vậy nên thật bất hạnh khi con gì, cây gì bỗng trở thành đối tượng của sư thèm khát, chỉ ngày 1 ngày 2 sẽ tuyệt chủng mặc dù trước đó thừa mứa không ai thèm nhìn.

Học hành thì có một thời kỳ ra đường là gặp bác sỹ, kỹ sư, nay thì cán bộ maketing, chuyên viên phần cứng phần mềm, nhưng lại không hề có công nhân kỹ thuật cho tử tế. Có lần, một công ty nước ngoài đến một trường trung cấp kỹ thuật tuyển nhân lực (thợ cơ khí có tay nghề ) mà không thể tuyển được, và họ không hiểu tại sao lại chỉ có công nghệ thông tin, viễn thông mà không là cơ khí, hàn.

Thói a dua làm người ta đôi khi không phân biệt đúng sai, tốt xấu, mà cứ thấy người ta sao thì mình vậy, cuối cùng thì những cái xấu nhỏ bị nhân rộng lên một cách nhanh chóng, bị áp dụng đại trà, và cuối cùng thì thành cái bình thường hoặc không xấu lắm - thế là sai lệch chuẩn mực.


Bi hài “fan cuồng” hay là thói a dua?

Trong nghệ thuật, a dua cũng có lúc tạo thành trào lưu. Dù phần lớn chỉ là thứ học mót, bắt chước các giá trị sẵn có, nhưng lại nương náu dưới cái vỏ đổi mới, khám phá sáng tạo mỹ miều, rồi khua chiêng gõ mõ để ngộ nhận.

Họ còn viết lách tung hứng. Lại có tờ báo lững lờ hai mặt để báo tăng số lượng, họ thành công trong vai ngư ông hưởng lợi. Lại có phóng viên viết theo thời, chứ không phải theo hiểu biết (cũng là một loại a dua). Vậy mà có lúc cũng đủ làm cho cả giới chức sắc lúng túng mất tự tin, có lúc phải hùa theo.

Người thì a dua có chủ đích, kẻ thì a dua là do ngộ nhận, có người lại chỉ là ham hố hùa theo đám đông thôi, phong phú vô cùng. Ở làng quê xưa, tật xấu a dua có gây tác hại cũng không lớn lắm, nó chỉ loen khoen sau lũy tre làng.

Nhưng ở xã hội công nghiệp, thói xấu này khi được lợi dụng ở tầm cao, đôi khi lôi kéo được cả đám đông hoành tráng, biến họ thành tù nhân để khai thác kinh tế, hoặc lợi dụng họ vào các mục đích vụ lợi khác. Nhiều khi cũng khá thành công.

Hiện nay, thói a dua ở trẻ em đang là một vấn nạn vô cùng nguy hiểm, thể hiện sự lệch lạc của một bộ phận giới trẻ. Nhiều trẻ mới lớn bị đồng tính từ thói a dua, bắt chước, hoặc rối loạn định dạng giới. Có những đứa trẻ thú thật đã tham gia vào một nhóm đồng tính chỉ để chạy trốn sự cô đơn. Lại có nhiều trẻ không gặp bất cứ vấn đề nào về mặt tâm lý nhưng cũng sẵn sàng chạy theo các nhóm lesbian, nhóm gay… như một kiểu mốt để nổi tiếng.

 


Nhiều trẻ mới lớn bị đồng tính từ thói a dua, bắt chước, hoặc rối loạn định dạng giới. (Ảnh minh họa)


Thật nguy hiểm khi một đất nước đang nghèo mà giới trẻ lại có những suy nghĩ lệch lạc, những hành động a dua theo bầy đàn . Kẻ sống bệnh hoạn chẳng hiếm, nhưng kẻ a dua còn nhiều chẳng kể xiết hơn, cái cuộc sống bị bao quanh bởi quá nhiều những ý kiến, quan điểm khiến những người này chẳng biết theo ai, đành bám víu lấy mỗi nơi một chút rồi thành kẻ ba phải, sống chẳng có chính kiến của mình lúc nào không hay.

Trước khi bạn làm một việc gì đó liên quan đến đám đông, xin hãy suy nghĩ một chút. Đừng đẻ thói quen a dua “nhấn chìm” bản sắc của chính mình./.

Nguồn: PV/suckhoevn.vn

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)