1. Trang chủ
  2.  › 
  3. Đời sống 24h
  4.  › 
  5. Xã hội

Chủ động nhập khẩu lợn giống thực hiện tái đàn lợn trong nước

14/05/2020
Hiện nay, việc nhập khẩu và tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu lợn giống là một trong những biện pháp thúc đẩy sản xuất, làm chủ được ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Việc tái đàn lợn cũng là một trong những biện pháp góp phần hạ giá thành thịt lợn trong thời gian tới.

Chủ động nhập khẩu lợn giống để phục vụ việc tái đàn trong nước

Dựa vào số liệu đăng ký, năm 2020, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu 12.000 con lợn giống.

Theo Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) hiện nay cả nước có khoảng 120 nghìn con lợn nái giống (Landrace, Yorkshire…) Trong số hơn 100 cơ sở giống lợn, tổng đàn nái hơn 109 nghìn con thì các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 67% tổng cơ sở và 37% tổng đàn nái nguồn, các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 33% tổng số cơ sở và khoảng 63% tổng đàn tái nguồn.

Hiện cả nước có hơn 2,7 triệu con lợn nái và hơn 50.000 con lợn đực giống, năng suất  sinh sản của đàn lợn nái nhập ngoại của Việt Nam khá tốt, khoảng 24-27 con/nái/năm (thế giới là 26-27 con/nái/năm).

Theo số liệu đăng ký, năm 2020, các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu 12 nghìn con lợn giống. Đến ngày 18/4, số lượng nhập khẩu lợn giống nguồn là 3.016 con, tăng 133% so với năm 2018 và tăng 21% so với năm 2019.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đăng ký nhập khẩu 20.000 con lợn nái phục vụ sản xuất. Với số lượng đàn giống sản xuất trong nước và nhập khẩu thì Việt Nam có thể chủ động lợn giống cho sản xuất giai đoạn 2021-2024.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với số lượng lợn giống đã nhập và đăng ký nhập khẩu năm 2020 sẽ phục vụ việc thay thế đàn lợn nhập khẩu từ năm 2016 theo chu kỳ đến thời gian đào thải, một phần là bù đắp lại việc giảm đàn nái giống do bệnh Dịch tả lợn châu Phi và phục vụ tăng trưởng đàn nái 0,5%/tháng.

Tuy nhiên, hiện nay, một số doanh nghiệp đăng ký nhưng chưa nhập khẩu do dịch Covid-19, khó nhất là khâu vận chuyển từ nước xuất khẩu về Việt Nam. Theo các chuyên gia, đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên đàn giống cụ kỵ, ông bà, bố mẹ của thế giới hầu hết đều bị ảnh hưởng, trong đó Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Tái đàn lợn trong nước là một trong những yếu tố để giảm giá thịt lợn

Chủ động khôi phục đàn lợn giống là yếu tố then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng đàn lợn từ đó tăng nguồn cung thịt lợn cho cả nước

Việc giảm giá thịt lợn trong thời gian tới phải thự hiện nhiều giải pháp trong đó một giải pháp gốc rễ nhất là phải tập trung tái đàn, tăng đàn. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp cùng với hiệp hội và bà con nông dân hợp tác tăng đàn một cách nhanh nhất nhưng phải bảo đảm an toàn.

Theo thống kê tốc độ tái đàn quý I năm 2020 đạt 6,3% tổng thể chung. Thời gian tới, tốc này sẽ rất nhanh, dự báo cuối quý III, đầu quý IV sẽ có số lượng cao nhất bằng thời kỳ trước khi bị dịch.  Dự kiến đến quý III, Việt Nam có thể cân đối được cung cầu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, để chủ động nguồn lợn giống phục vụ sản xuất, tái đàn trước mắt, các địa phương cần tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Các doanh nghiệp tích cực nhập khẩu giống giống và cung ứng lợn giống bảo đảm chất lượng, an toàn dịch bệnh. Các tổ chức tín dụng có chính sách ưu đãi về lãi suất cho người chăn nuôi tái đàn và doanh nghiệp nhập khẩu giống.

Đối với các tỉnh đã công bố hết dịch, các tỉnh cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho đối tượng chăn nuôi, đặc biệt tập trung hỗ trợ cho các đối tượng sản xuất nhỏ, bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để tái đàn, có điều kiện tạo sinh kế nhưng cũng vừa góp phần bù đắp những thiệt hại trước đây.

Về lâu dài Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040, trên cơ sở đó triển khai đề phát triển giống vật nuôi, tăng cường sản xuất giống tại chỗ với giá thành hạ, an toàn dịch bệnh.

Lê Thoa/Doanh nghiệp và Thương hiệu

http://doanhnghiepthuonghieu.vn/chu-dong-nhap-khau-lon-giong-thuc-hien-tai-dan-lon-trong-nuoc.html

Tin cùng chuyên mục


Logo

Tin tức tổng hợp Kinh tế & đời sống: Thông tin đa chiều

Giấy phép hoạt động trên mạng Internet số: 3135/GP - TTĐT, STTTT Hà Nội cấp ngày 20/6/2019. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số: 4876/GP - TTĐT, cấp ngày 08/10/2019.

Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Trần Thị Hạnh

Trụ sở: 99/26 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Đường dây nóng: 0388308001 - Email: toixkld@gmail.com

Vận hành bởi: Công ty Cổ phần Truyền thông Hạnh Nguyên (Hanh Nguyen CSC)